Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tất Bật Chăm Sóc Hoa Tết

Tất Bật Chăm Sóc Hoa Tết
Ngày đăng: 26/12/2013

Cùng với phát triển các loại cây rau màu, nhiều năm qua, người dân xã Triệu Thượng (Triệu Phong - Quảng Trị) đã đưa vào trồng các loại hoa nhằm phục vụ thị trường Tết. Đây được đánh giá là hướng đi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Về thăm làng hoa một ngày cuối năm 2013, dưới cơn mưa phùn giá rét, anh Lê Kim Cận, Chủ tịch Hội Nông dân xã dẫn tôi đi thăm vườn hoa của gia đình chị Hà Thị Ly, thôn Nhan Biều 2, một trong những hộ trồng nhiều hoa và lâu năm ở Triệu Thượng. Hàng năm, cứ đến cuối tháng 10 âm lịch, gia đình chị Ly lại đưa vào trồng khoảng 2.000 cây hoa cúc, pha lê, phan tím… trên diện tích 400m2.

Chị cho biết, sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình thu lãi gần 20 triệu đồng. Vụ hoa năm nay, gia đình mới xuống giống được hơn một tháng nhưng cây phát triển tốt, đồng đều. “Trồng hoa, mỗi năm một khác, còn phụ thuộc vào thời tiết, giá cả, năm được, năm mất nhưng nhìn chung nghề này mang lại nguồn thu khá cao. Năm nay gia đình tui trồng nhiều hơn năm ngoái, nếu thời tiết thuận lợi thì hứa hẹn có thu nhập cao”, chị Ly chia sẻ.

Để hoa từng bước trở thành cây trồng chính, góp phần giúp bà con thoát nghèo, bên cạnh việc chủ động mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, Hội Làm vườn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ xã Triệu Thượng còn phối hợp với các ngành chức năng tìm đầu ra cho sản phẩm.

Đến nay, toàn xã Triệu Thượng đã có 60 hộ trồng hoa trên diện tích 1,5ha, trung bình thu nhập đạt 100 - 150 triệu đồng/ha. Hiện, bà con đang tích cực giăng đèn, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh nhằm đảm bảo cho hoa nở đúng dịp Tết.

“Nghề trồng hoa du nhập về xã gần 5 năm nay và cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với các cây rau màu khác. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu với UBND xã mở rộng diện tích và xây dựng vùng chuyên canh hoa, cũng như có chính sách, giải pháp tạo điều kiện cho người dân được vay vốn, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa. Dự tính vài năm nữa, cây hoa sẽ giúp bà con làm giàu”, anh Cận nói.


Có thể bạn quan tâm

Khô khốc những cánh đồng Khô khốc những cánh đồng

Thời tiết đang nắng nóng cao điểm khiến nhiều diện tích cây trồng ở vùng cát huyện Thăng Bình bỏ hoang, hoặc đang sinh trưởng có nguy cơ chết khô vì thiếu nguồn nước tưới tiêu.

09/06/2015
Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng

Liên kết sản xuất lúa giống, các loại cây hoa màu là hướng đi hợp lý để các hợp tác xã (HTX) và nông dân có thể nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc liên kết cũng mang lại hiệu quả, mà ngược lại, một số HTX phải ôm nợ vì các công ty không thực hiện đúng cam kết.

09/06/2015
Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè

Phong trào nuôi cá lồng bè tự phát trên sông Tam Kỳ không chỉ cản trở giao thông đường thủy nội địa mà còn báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

09/06/2015
Lan mokara bén duyên trên đất Quảng Lan mokara bén duyên trên đất Quảng

Say mê trồng lan nên bỏ cả việc làm ở TP.HCM, rồi mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đưa giống lan mokara về trồng thử ở đất Quảng Ngãi. Sau gần 2 năm đầu tư chăm sóc, đến nay mô hình hoa lan của anh đã đem lại thành công. Anh là Võ Trọng Thanh, quê xã Bình Hòa (Bình Sơn), vốn dĩ là… kỹ sư xây dựng.

09/06/2015
Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng

Nằm sâu trong khu rừng trồng tại địa phương nên trang trại nuôi heo của anh Nguyễn Văn Lộc ở thôn Thạch Thang, xã Đức Phong (Mộ Đức) đảm bảo về các vấn đề môi trường. Trang trại này giúp cho gia đình anh có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

09/06/2015