Thu Hoạch Tôm Càng Xanh Năng Suất Đạt Khá
Đến thời điểm này, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã chính thức vào vụ thu hoạch tôm càng xanh trên ruộng lúa, tập trung nhiều ở các xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Trí Lực và Thới Bình.
Vụ mùa năm nay, bà con nông dân nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa ở huyện Thới Bình rất phấn khởi vì năng suất và giá tôm nguyên liệu đều tăng. Bình quân năng suất ước gần 200 kg/ha, tăng trên 10 kg/ha so với năm trước.
Nhiều nông dân thu hoạch còn cho biết, tôm càng xanh khá dễ tiêu thụ, thương lái đến tại ruộng của nông dân để thu mua với giá dao động từ 100.000 - 250.000 đồng/kg, tùy theo loại tôm lớn nhỏ, trừ các khoản chi phí, nông dân còn lời hơn 15 triệu đồng/ha.
Qua thống kê, hiện nay toàn huyện Thới Bình có trên 500 ha nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa, tăng gần 200ha so với vụ mùa năm 2012.
Có thể bạn quan tâm
Công ty Giống thuỷ sản Thảo Nguyên - Tôm Sinh Thái là công ty giống duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh tiếp cận công nghệ sản xuất tôm thẻ chân trắng hiện đại trên địa bàn huyện Năm Căn. Đây là cơ hội mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất tôm giống của tỉnh Cà Mau.
Thực hiện chương trình khuyến nông thường xuyên năm 2014, ngày 22/8/2014, tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Tập huấn & Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp (CGCNNN) Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai giảng lớp tập huấn ToT chuyên đề về "Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt".
Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết Nuôi trồng thủy sản (NTTS) 7 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 5 tháng cuối năm 2014.
Theo khung lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp vụ nuôi tôm nước lợ hàng năm kết thúc vào 31/7, nhưng hiện người nuôi vẫn thả giống đối với các địa bàn có điều kiện thuận lợi.
Khoảng thập niên 1990, con nghêu không biết từ nơi đâu đã xuất hiện tại bãi biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) nhiều vô số kể. Từ đó, nơi đây đã hình thành, phát triển mạnh nghề nuôi nghêu thương phẩm. Cũng chính nhờ “lộc trời cho” này mà nhiều người dân nơi đây đã thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên khá giàu.