Khuyến Khích Nhập Tôm Giống Từ Singapore, Indonesia

Trước tình trạng chất lượng giống tôm thẻ chân trắng trên thị trường không đảm bảo do mang mầm bệnh, và để đảm bảo được nguồn giống tốt, Tổng cục thủy sản khuyến nghị doanh nghiệp nên nhập giống từ Singapore và Indonesia.
Khuyến nghị trên đã được đưa ra sau khi Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) đã lập đoàn kiểm tra tại một số công ty sản xuất tôm thẻ chân trắng xuất khẩu của Singapore và Indonesia thời gian gần đây. Theo kết quả, tất cả công ty được kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổng cục thủy sản.
Hiện tôm thẻ chân trắng giống của Singapore xuất qua 18 quốc gia khác nhau, trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về số lượng tôm bố mẹ đã được nhập khẩu là gần 81.500 con trong năm 2013.
Tôm bố mẹ đạt kích cỡ thương mại, con cái nặng khoảng 42 gram, con đực nặng 36 gram (sau 5 tháng nuôi) và có giá 65 đô la Mỹ/con nếu nhận hàng ở TPHCM. Còn số lượng tôm bố mẹ nhập từ Indonesia vào khoảng trên dưới 15.000 con trong năm 2013.
Lâu nay, doanh nghiệp thường nhập tôm thẻ bố mẹ từ các nước trong khu vực. Tuy nhiên, giấy phép đảm bảo an toàn dịch bệnh là do các quốc gia xuất khẩu tôm giống cấp còn chuyện Việt Nam cử đoàn kiểm tra tại những quốc gia xuất khẩu tôm hầu như chưa có.
Trong những năm qua, lý do để con tôm thẻ chân trắng năm lần bảy lượt bị cơ quan chức năng làm khó khi chỉ cho nuôi thử nghiệm vào năm 2001, nhưng sau đó có chỉ thị cấm nuôi trước khi cho nuôi đại trà vào năm 2008 vì lo ngại tôm thẻ chân trắng sẽ lây bênh sang cho tôm sú.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác, từ khi được cho nuôi đại trà, chất lượng tôm giống bố mẹ không đảm bảo mà hầu như năm nào Tổng cục thủy sản đều ít nhất có một lần đưa ra cảnh báo sẽ phạt nặng doanh nghiệp nào sản xuất tôm thẻ chân trắng giống không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sau những cảnh báo này thì mọi việc đâu lại vào đó.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm, trong tháng 10, trên địa bàn huyện có 2 nơi phát hiện đàn bò có triệu chứng bệnh lở mồm long móng ở thị trấn Vũng Liêm và xã Hiếu Thành, nhưng đã được khống chế. Trên đàn gia cầm, tình hình dịch bệnh ổn định, có một số bệnh thông thường xảy ra ở một số nơi như bệnh Gumboro, bại liệt trên vịt,...; không có bệnh cúm trên đàn gia cầm.

Cấu trúc ngành chăn nuôi đang thay đổi nhanh, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối lớn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc nhiều từ nhập khẩu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trong khi giá các yếu tố này ngày càng tăng cao…

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.