Nuôi Cá Chình Lãi Cao
Nông dân Huỳnh Văn Tuấn ở ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi A (Hồng Dân - Bạc Liêu) khá thành công nuôi cá chình từ ao nuôi tôm sú. Hằng năm, với diện tích ao nuôi 2.000 m2, ông thả 1.200 con giống (loại 500 gram/con). Sau 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 5 - 6 kg/con bán giá trên 500.000 đ/kg, lợi nhuận hơn 300 triệu đồng.
Theo ông Tuấn, cá chình thích hợp nước lợ với độ mặn từ 3 - 4 phần ngàn, lớn nhanh, ít bệnh, tỷ lệ đạt cao, thức ăn cho cá chủ yếu là nguồn cá rô phi có sẵn. Dễ nuôi, nhẹ chi phí, giá cao và nhu cầu thị trường gần như quanh năm. Với hệ số thức ăn trung bình của cá chình là cứ 4,7 kg mồi sẽ cho 1 kg cá thịt, người nuôi có lãi rất cao.
Toàn huyện Hồng Dân có 2,6 ha nuôi cá chình ở các xã Ninh Thạnh Lợi A, Ninh Hòa, Vĩnh Lộc với 24 hộ nuôi. Sau 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 4 - 6 kg/con, giá bán cho thương lái từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, nông dân thu nhập khoảng 100 triệu đồng/1.000 m2.
Có thể bạn quan tâm
Ông Phan Lâm Tường, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) cho biết, trong tình hình giá đường trên thị trường đang giảm mạnh, nhưng để đảm bảo lợi ích cho nông dân, BISUCO vẫn mua mía nguyên liệu của nông dân với giá 900 ngàn đồng/tấn mía 10 chữ đường.
Đến ngày 15-4, theo số liệu của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, đã có hơn một nghìn ha rừng hồi ở các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình... bị nhiễm bọ ánh kim.
Các hộ nông dân tham gia mô hình đã được các chuyên gia tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng phương pháp tưới ướt - khô xen kẽ thay vì việc canh tác lúa lúc nào cũng có nước như hiện nay.
Niên vụ cà phê 2013/2014, nhờ các DN đồng loạt mở kho cho nông dân ký gửi và hỗ trợ tới 70% giá trị lô hàng nên người dân đã không phải bán tống bán tháo với giá rẻ như trước đây.
Trung tâm Giống nấm (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang xây dựng hai cơ sở sản xuất nấm tại xã Quang Châu và Minh Đức, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Tổng kinh phí đầu tư 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.