Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Quảng Nam méo mặt vì sản xuất lúa giống

Nông dân Quảng Nam méo mặt vì sản xuất lúa giống
Publish date: Monday. June 29th, 2015

Nguyên nhân do ngay từ đầu vụ sản xuất, các Hợp tác xã ký hợp đồng với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, tỉnh Nghệ An để sản xuất, cung ứng lúa giống cho đơn vị này. Lúa gặt về, bà con “trông mòn con mắt” chẳng thấy Công ty này đến mua.

Đã 2 tháng trôi qua, vợ chồng bà Ngô Thị Tư ở thôn Trà Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam mỏi mắt trông chờ doanh nghiệp đến mua mấy tấn lúa giống thảo dược gia đình bà sản xuất theo hướng dẫn của Hợp tác xã Duy Sơn 2. Doanh nghiệp thì “bặt vô âm tín”, còn Hợp tác xã chẳng biết ăn nói với bà con thế nào. Chồng bà Tư mắc bệnh thận phải chữa trị tốn hàng cả chục triệu đồng, cả nhà trông chờ vào mấy tấn lúa, mà lúa thì chất đống từ ngày này qua ngày khác.

Theo phản ánh của người dân địa phương, vụ Đông- xuân vừa qua, xã viên của 3 HTX tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là Duy Sơn, Duy Phước và Duy Hòa được huyện hỗ trợ tiền để sản xuất giống lúa thảo dược theo hợp đồng ký kết với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, tỉnh Nghệ An.

Cánh đồng 13 héc ta được HTX Duy Sơn 2 chọn sản xuất lúa giống

Doanh nghiệp cam đoan chắc nịch sẽ mua toàn bộ sản lượng sau khi thu hoạch. Thế là, bà con không ngần ngại chuyển hơn 50 héc ta sang sản xuất lúa giống thảo dược. Bà Nguyễn Thị Thơm, ở thôn Trà Châu, xã Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên cho biết, gần 2 tháng sau khi thu hoạch lúa vẫn không thấy bóng dáng doanh nghiệp đến thu mua, trong khi điều kiện bảo quản lúa giống không đảm bảo dễ bị hỏng.

Từ nhiều năm nay, các Hợp tác xã ở tỉnh Quảng Nam ký kết hợp đồng sản xuất, cung ứng lúa giống cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ “lai lịch” của doanh nghiệp nên không ít hợp tác xã bị doanh nghiệp “quỵt nợ” hoặc lặng lẽ “rút êm”.

Ông Phạm Văn Du, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, Hợp tác xã từng được xem là “bà đỡ” của kinh tế hộ, nhưng lúc này, khi doanh nghiệp đơn phương phá vỡ hợp đồng thì xã viên là người chịu thiệt trước tiên. Vì vậy, theo ông Du, cần có một cơ quan chức năng đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hợp tác xã và xã viên.

Ông Du cho hayt, vụ lúa vừa qua, Hợp tác xã đã chọn cánh đồng Cả rộng 13 héc ta, nơi được xem là “vựa lúa” của địa phương để sản xuất lúa giống thảo dược theo hợp đồng ký kết với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, không ngờ lại bị doanh nghiệp làm khổ nông dân.


Related news

Phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung Phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung

Ngày 3/11, hội nghị tìm giải pháp phát triển thủy sản bền vững các tỉnh bắc miền Trung (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên- Huế) đã được tổ chức tại Thừa Thiên - Huế.

Wednesday. November 11th, 2015
Chăn nuôi an toàn dịch bệnh Chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thời điểm này, “vương quốc” chăn nuôi Đồng Nai bước vào cao điểm tái đàn heo, gà để phục vụ tết Nguyên đán.

Wednesday. November 11th, 2015
Trang trại rau nhiệt đới được chứng nhận hữu cơ Trang trại rau nhiệt đới được chứng nhận hữu cơ

Sau gần 3 năm thực hiện theo các yêu cầu nghiêm ngặt của quy trình canh tác hữu cơ của Mỹ và EU, các chuyên gia của Control Union đã đến VN đánh giá và cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ cho trang trại rau Orgranica tại Long Thành (Đồng Nai).

Wednesday. November 11th, 2015
Phân bón BM cùng nông dân làm vườn Phân bón BM cùng nông dân làm vườn

Nhiều hộ nông khi tham gia phấn khởi khi thấy có sự quan tâm mạnh mẽ từ các bên và mang lại năng suất cao cho vườn cây ăn trái vì sử dụng phân BM.

Wednesday. November 11th, 2015
Bệnh tiêu điên và cách phòng trừ Bệnh tiêu điên và cách phòng trừ

Tiêu điên là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu trên thế giới, nhất là những vùng có khí hậu nắng nóng, khô hạn.

Wednesday. November 11th, 2015