Tọa đàm tìm hiểu nguyên nhân tôm chết ở HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa Sóc Trăng

Chiều 25-8, tại HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Chi cục Thú y Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tổ chức buổi tọa đàm “Tìm hiểu nguyên nhân đến đến tình trạng tôm chết hàng loạt ở mô hình nuôi tôm của HTX Hòa Nghĩa”.
Đây là buổi tọa đàm có ý nghĩa quan trọng trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua ở các hộ nuôi là thành viên HTX Hòa Nghĩa. Theo anh Ngô Thanh Tuấn - Giám đốc HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa cho biết: “Sau hơn chục năm với nhiều vụ nuôi tôm sú thắng lợi liên tiếp, thì đến vụ tôm 2015 này, 16 thành viên của HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, với gần 22 ha tôm nuôi vừa xảy ra dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt (chỉ có 1 thành viên có lãi)”.
Với tình hình trên, việc tổ chức buổi hội thảo này là hết sức cần thiết. Thông qua buổi hội thảo, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 và Chi cục Thú y Sóc Trăng phối đã phân tích, đánh giá tình hình nuôi tôm, nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh, kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi. Đồng thời có những hướng dẫn kịp thời về công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, cũng như thông qua Chỉ thị số 06 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh và kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào trong tôm nuôi nước lợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2015.
Theo kết quả theo dõi tình hình nuôi tôm của các hộ thuộc HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa mà Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 công bố tại buổi tọa đàm thì trong quá trình thu mẫu tôm theo định kỳ tại hộ Đỗ Văn Tel không phát hiện sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh như: HPV, MBV, AHPND (Vibrio parahaemolyticus), YHCV, EHP (vi bào tử trùng). Tuy nhiên, kết quả kiểm tra bệnh hoại tử gan tụy cũng như kết quả kiểm tra Vibrio parahaemolyticus cho kết quả âm tính.
Chỉ tiêu Vibrio tổng số và Vibrio phát sáng có sự gia tăng đột biến ở đợt thu mẫu cuối trước khi thu hoạch sớm gắn với trường hợp gan tụy không tốt. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến gan tụy tôm. Còn tại hộ ông Nguyễn Văn Kim, đối với chỉ tiêu chất lượng nước cho thấy: Các chỉ tiêu phân tích có giá trị nằm trong khoảng cho phép tôm nuôi phát triển; tuy nhiên, ở đợt thu mẫu cuối có hàm lượng NO2 trong ao cao, đây là một trong những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi…
Buổi tọa đàm cũng dành nhiều thời gian để trao đổi, giải đáp những thắc mắc các hộ nuôi tôm liên quan đến quy trình nuôi tôm sạch, bền vững; các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý khôi phục môi trường ao nuôi sau dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống và chế phẩm nuôi tôm; nuôi tôm an toàn trong vùng dịch…
Qua đó góp phần xây dựng quy trình nuôi tôm khoa học, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và hướng đến mục tiêu phát triển nghề nuôi tôm một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ nổi tiếng trong vùng bởi trồng măng tây hiệu quả, ông Quang còn được nhiều người khâm phục bởi tính cần cù, ham học hỏi, tìm tòi những sáng kiến mới phục vụ lao động sản xuất. Nhờ vậy, trong vụ ngập úng mới đây, từ việc chủ động đắp ô đê bao, đặt máy bơm tát nước nên khu rẫy của ông không bị ảnh hưởng gì.

Trong vụ đông xuân 2014 - 2015, các huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước xuống giống trên 47.000 ha. Hiện nay, tranh thủ nước trong nội đồng đang rút nhanh, bà con đã tổ chức bơm sạ dề, sạ vùng đồng loạt xuống giống được 26.000 ha, diện tích còn lại dự kiến xuống giống dứt điểm trong tháng 12/2014.

Trong đó, cây actiso chiếm phần lớn diện tích (70 ha), còn lại là các loại cây như chè dây, đương quy, bạch truật, xuyên khung, gấu tầu, mộc hương, đỗ trọng… Hiện nay, các loại cây dược liệu nói trên sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng từ 120 - 240 triệu đồng/ha. Huyện Sa Pa phấn đấu đến năm 2015, giá trị kinh tế từ cây dược liệu trên địa bàn huyện đạt trên 5 tỷ đồng

Cùng với chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, UBND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðông Hưng cũng đã tích cực chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phân công cán bộ về cơ sở bám sát tình hình sản xuất. Ðồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức phổ biến lịch thời vụ cũng như cơ cấu giống lúa trong sản xuất vụ xuân năm 2015 đến các hộ nông dân.

Phần lớn diện tích lúa đông xuân chính vụ đã xuống giống ở Sóc Trăng đang tập trung ở giai đoạn làm đòng đến trổ bông. Theo ghi nhận của chi cục Bảo Vệ Thực Vật trong tuần qua, các loại dịch hại thường xuyên xuất hiện trên lúa như đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá đều giảm về diện tích cũng như mật số lây nhiễm. Đang chú ý là bệnh cháy bìa lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn đòng trổ.