Nông dân Lý Nhân - Hà Nam đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng

Phát huy lợi thế có hơn 27 km sông Hồng chạy qua, từ năm 2012 nhiều hộ nông dân của huyện Lý Nhân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Thực tế cho thấy mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên phát triển số hộ nuôi khá nhanh... Hiện toàn huyện đã có 14 hộ dân áp dụng mô hình này với tổng số 166 lồng cá tập trung ở các xã Phú Phúc, Đạo Lý và Nhân Đạo, chủ yếu nuôi cá Lăng, cá Chép, cá Diêu hồng và Cá Rô phi.
Tuy nhiên, để phát triển mô hình nuôi cá lớn mang tính bền vững, chính quyền các địa phương cần tiếp tục vận động nông dân quy hoạch diện tích nuôi tập trung, tránh tình trạng nông dân tùy ý thả lồng nuôi cá ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của dòng sông, cản trở giao thông đường thủy. Đồng thời có cơ chế chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện về đầu ra để nông dân yên tâm sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp nông dân vùng sâu, vùng xa cải thiện đời sống, thoát nghèo, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phong triển khai mô hình nuôi gà tàu vàng cho bà con ở xã Phong Phú.

Vượt qua một số tồn tại, khó khăn ban đầu về quá trình chuẩn bị, NĐ36 đã tạo chuyển biến, đặc biệt chấn chỉnh từ vùng nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra.

Huyện Thới Bình có diện tích nuôi tôm gần 45.000 ha, trong 6 tháng đầu năm 2011, sản lượng thu hoạch đạt trên 6.000 tấn. Đây là con số rất ấn tượng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu vụ với nắng nóng bất thường, nhưng do áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng tăng khá cao

Một giống lúa mới vừa được lai tạo và đang được nhân giống thử nghiệm tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Theo đánh giá của nhà chuyên môn, giống lúa này có thể sinh trưởng tốt ở đồng đất nhiễm mặn tới 10%o

Cho đến khi cây bông vải có nguy cơ không còn chỗ đứng trên đất Tây Nguyên, các ngành chức năng, doanh nghiệp mới giật mình