Quy hoạch nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ĐBSCL

Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi đang xúc tiến quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Theo quy hoạch này, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 là gần 760.000 ha; trong đó nuôi tôm nước ngọt 125.000 ha (chiếm 16%), còn lại là nuôi tôm mặn lợ. Đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ đạt mức 764.000 ha; trong đó, diện tích nuôi nước ngọt có xu hướng tăng nhẹ (lên 17,3%) và diện tích nuôi tôm mặn lợ vẫn giữ ở mức ổn định. Riêng tỉnh Cà Mau, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 271.000 ha. Trên cơ sở quy hoạch này, Tổng cục Thủy lợi sẽ xác định danh mục công trình ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn để phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản.
Đối với vùng Bán đảo Cà Mau, ưu tiên xây cống đầu kênh và cống dưới đê dọc sông Hậu nhằm kiểm soát mặn theo mức độ xâm nhập. Hoàn chỉnh dự án phân ranh mặn – ngọt và hệ thống đê biển Đông, biển Tây. Khu vực Nam Cà Mau do hoạt động nuôi trồng của nông dân chủ yếu dựa vào thiên nhiên, nên chỉ ưu tiên nạo vét hệ thống kênh rạch, nhằm gia tăng khả năng tiêu thoát nước, phục vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Sau vụ mùa actiso được giá nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, người trồng actiso ở phường 12-Tp.Đà Lạt (nơi có diện tích actiso nhiều nhất Đà Lạt) lại đang phải đối mặt với nguy cơ trắng tay trong mùa vụ năm nay, dù mới chỉ xuống giống từ đầu tháng 5.

Trồng ngô thâm canh mật độ cao (ngô trồng dày) là một biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đơn vị diện tích. Tại Anh Sơn (Nghệ An), mô hình này đã triển khai cho bà con sản xuất hơn 1 năm qua với tổng diện tích gần 250 ha. Từ hiệu quả bước đầu, trồng ngô mật độ cao đang mở hướng phát triển mới cho bà con vùng bãi.

Trước thực trạng dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng cho người dân. Tỉnh Trà Vinh đã xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô 6 ao, tổng diện tích là 22.000m². Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,54 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 611 triệu đồng, người dân và doanh nghiệp đối ứng hơn 933 triệu đồng.

Cũng là làm nông, nhưng từ lâu trồng cây bông lài đối với những người ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xem là một nghề truyền thống. Bởi, cây bông lài được trồng tập trung ở một vài khu vực vùng ven thành phố và hầu hết các hộ trồng lài đều đã có thâm niên trong nghề ít nhất là từ 10 - 40 năm. Nghề trồng bông lài không phải nhọc nhằn một nắng hai sương, nhưng nguồn thu mang lại khá cao và ổn định.

Trước tình hình sản xuất mía gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư tăng cao, giá cả trồi sụt thất thường, đầu ra bấp bênh, điều kiện tự nhiên không phù hợp,... khiến cho nhiều nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thua lỗ, buộc lòng phải chuyển sang cây trồng khác.