Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Núi Cấm vào vụ thu hoạch sầu riêng và bơ

Nông dân Núi Cấm vào vụ thu hoạch sầu riêng và bơ
Ngày đăng: 10/07/2015

Ông Trần Văn Cu, ngụ ấp Vồ Bà, xã An Hảo huyện Tịnh Biên cho biết, gia đình anh trồng được 40 gốc sầu riêng. Hằng năm, cứ vào đầu mùa mưa cũng là lúc sầu riêng cho trái rộ. Không thua gì sầu riêng trồng ở đồng bằng, sầu riêng 7 Núi được trồng lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, không phun xịt thuốc, nên chất lượng luôn đảm bảo về độ thơm, ngọt đặc trưng.

Tuy mỗi cây sầu riêng từ khi trồng đến khi thu hoạch trái mất thời gian khá lâu khoảng 5 - 10 năm, nhưng đến khi thu hoạch được đồng loạt, bình quân mỗi cây cho khoảng 100 trái, mỗi trái nặng từ 2 đến 5kg, mỗi kg bán tại vườn có giá 35 ngàn đồng và rất được khách du lịch ưa chuộng.

Khi vụ dâu vừa kết thúc không bao lâu, thời điểm này ông Hồ Việt Trung, ấp Vồ Bà, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên bắt tay vào thu hoạch 60 gốc sầu riêng và 100 gốc bơ đang cho trái rộ. Ông Trung phấn khởi cho biết, năng suất và hiệu quả không thua gì sầu riêng, khi bơ vào vụ, mỗi cây sẽ cho trái từ 200 đến 300kg, tùy theo kích cỡ trọng lượng, thời điểm này bơ bán tại vườn có giá thấp nhất 18 ngàn đồng/kg. Chỉ tính riêng khoản thu nhập từ bơ và sầu riêng, mang lại nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Theo UBND xã An Hảo, nhiều năm hay, một số nhà vườn trên đỉnh Núi Cấm đã linh hoạt, áp dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, phổ biến nhất vẫn là trồng xen canh một số loại cây ăn trái như trồng xen canh cam, quýt, dâu, tiêu trong đó đáng kể là bơ và sầu riêng, tạo nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân. Nếu như trước đây, bơ và sầu riêng khi thu hoạch, bà con phải vận chuyển xuống núi để bỏ mối cho các tiểu thương, thì nay khách du lịch đến tận vườn để tham quan và thưởng thức, đó cũng là điểm nhấn góp phần thu hút du khách mỗi khi đến Núi Cấm, An Giang.


Có thể bạn quan tâm

Trái Cây Nghịch Vụ Hút Hàng Trái Cây Nghịch Vụ Hút Hàng

Nhà vườn trồng cây ăn trái ở ĐBSCL đang cười tươi khí trái cây vụ nghịch đang có giá rất cao.

23/03/2012
Mô Hình Ủ Phân Hữu Cơ Từ Thân Cây Ngô Mô Hình Ủ Phân Hữu Cơ Từ Thân Cây Ngô

Sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân hữu cơ vi sinh thay thế dần phân hóa học đang được Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai khuyến cáo vì nhiều tác dụng hữu ích. Trước tiên, phân hữu cơ vi sinh cung cấp nguồn vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, làm đất tươi xốp, giữ độ ẩm và dưỡng chất cho đất… nên kích thích sự ra rễ, cây trồng sẽ phát triển mà hạn chế được sâu bệnh tấn công

08/09/2011
Nuôi Cá Chạch Lấu Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch lấu phân bố nhiều nơi từ Bắc, Trung, Nam, ưa sống ở các khe đá, ăn động vật là chính gồm các loại giun, ấu trùng côn trùng và côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá con, mùn bã hữu cơ

21/10/2011
Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

11/05/2012
Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Môi Hở Răng Lạnh Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Môi Hở Răng Lạnh

Ở Quảng Ngãi, dịch bệnh liên tục hoành hành trên tôm. Người đau thì cần bác sỹ, tôm bệnh thì cần thú y thủy sản. Thế nhưng chẳng thấy bóng dáng cán bộ thú y thủy sản đâu, người nuôi tôm đơn độc chống chọi dịch bệnh trong vô vọng.

24/03/2012