Nông dân Núi Cấm vào vụ thu hoạch sầu riêng và bơ

Ông Trần Văn Cu, ngụ ấp Vồ Bà, xã An Hảo huyện Tịnh Biên cho biết, gia đình anh trồng được 40 gốc sầu riêng. Hằng năm, cứ vào đầu mùa mưa cũng là lúc sầu riêng cho trái rộ. Không thua gì sầu riêng trồng ở đồng bằng, sầu riêng 7 Núi được trồng lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, không phun xịt thuốc, nên chất lượng luôn đảm bảo về độ thơm, ngọt đặc trưng.
Tuy mỗi cây sầu riêng từ khi trồng đến khi thu hoạch trái mất thời gian khá lâu khoảng 5 - 10 năm, nhưng đến khi thu hoạch được đồng loạt, bình quân mỗi cây cho khoảng 100 trái, mỗi trái nặng từ 2 đến 5kg, mỗi kg bán tại vườn có giá 35 ngàn đồng và rất được khách du lịch ưa chuộng.
Khi vụ dâu vừa kết thúc không bao lâu, thời điểm này ông Hồ Việt Trung, ấp Vồ Bà, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên bắt tay vào thu hoạch 60 gốc sầu riêng và 100 gốc bơ đang cho trái rộ. Ông Trung phấn khởi cho biết, năng suất và hiệu quả không thua gì sầu riêng, khi bơ vào vụ, mỗi cây sẽ cho trái từ 200 đến 300kg, tùy theo kích cỡ trọng lượng, thời điểm này bơ bán tại vườn có giá thấp nhất 18 ngàn đồng/kg. Chỉ tính riêng khoản thu nhập từ bơ và sầu riêng, mang lại nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm.
Theo UBND xã An Hảo, nhiều năm hay, một số nhà vườn trên đỉnh Núi Cấm đã linh hoạt, áp dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, phổ biến nhất vẫn là trồng xen canh một số loại cây ăn trái như trồng xen canh cam, quýt, dâu, tiêu trong đó đáng kể là bơ và sầu riêng, tạo nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân. Nếu như trước đây, bơ và sầu riêng khi thu hoạch, bà con phải vận chuyển xuống núi để bỏ mối cho các tiểu thương, thì nay khách du lịch đến tận vườn để tham quan và thưởng thức, đó cũng là điểm nhấn góp phần thu hút du khách mỗi khi đến Núi Cấm, An Giang.
Related news

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình tổ chức buổi hội thảo đánh giá kết quả mô hình cánh đồng mẫu lớn luân canh lúa - tôm tại hộ ông Trần Thanh Bình, ở ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch.

Có khá nhiều lô hàng tôm bán qua Nhật vi phạm bị trả về trong tháng 3 và 4-2014 khiến nhiều nhà nhập khẩu Nhật có xu hướng quay sang nhập khẩu tôm từ Indonesia và Ấn Độ.

Bà Tô Tuệ Lang - Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Thuận vừa cho biết: Hiện 100% sản phẩm mực khô của địa phương vẫn chưa vào lại được thị trường Nhật Bản.

Câu chuyện một doanh nghiệp trồng mía, mang đường từ Lào về Việt Nam với giá thành sản xuất thấp đã đánh một “hồi chuông báo động” cho ngành mía đường Việt Nam.

Ngày 28-4, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cuộc họp đánh giá lại đề án phát triển cà phê bền vững giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020.