Đến 15/9, Việt Nam đã nhập 4 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

Cụ thể, trong nửa đầu tháng 9, Việt Nam chi 42,04 triệu USD nhập 203.964 tấn ngô. Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 1 tỷ USD nhập 4,46 triệu tấn ngô.
Về mặt hàng đậu tương, nửa đầu tháng 9, Việt Nam chi 4,97 triệu USD nhập 10.408 tấn đậu tương. Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 533,35 triệu USD nhập 1,18 triệu tấn.
Về thức ăn gia súc, Việt Nam chi khoảng 172,02 triệu USD nhập trong nửa đầu tháng 9. Lũy kế đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 2,41 tỷ USD nhập thức ăn gia súc.
Cộng dồn chi phí Việt Nam nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu gồm ngô, đậu tương... khoảng 3,96 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, trong nửa đầu tháng 9, Việt Nam xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu khoảng 22,27 triệu USD. Tính từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu thức ăn chăn nuôi ước đạt 354,91 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Dịp này, tại các xã: Hồng Kỳ, Đồng Kỳ, Đồng Tâm, Tam Tiến, An Thượng, huyện Yên Thế (Bắc Giang), hầu như nhà nào cũng có giàn gấc sai trĩu quả. Đi đến đâu chúng tôi cũng nghe thấy bà con nói về vụ gấc năm nay.

Gắn bó với cây chè, một loại cây cho thu nhập ổn định trên đất Lâm Đồng, người nông dân đang tìm hướng thích ứng giữa việc nâng cao năng suất, chất lượng với bảo vệ môi trường.
Vì sao người nông dân vẫn chưa giàu lên trên chính mảnh ruộng của mình? Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thực trạng trên, trong đó có thất thoát trong khâu trước và sau thu hoạch, mà phần lớn nguyên nhân là do thiếu cơ giới, công nghệ trong sản xuất...

Từ một cây trồng vốn chỉ để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, cây hồng hoa bỗng trở thành cây công nghiệp mang theo hy vọng xóa đói giảm nghèo cho vùng đất Ayun Pa (Gia Lai).

Nguồn kinh phí sẽ duy trì sản xuất trên diện tích 5.100 ha và tăng thêm 2.000 ha diện tích sản xuất rau an toàn.