Nông Dân Kế Sách (Sóc Trăng) Khấm Khá Nhờ Trồng Nấm Rơm
Nấm rơm là loại dễ trồng, mau thu hoạch, dễ tiêu thụ và cho hiệu quả kinh tế cao, nên nghề trồng nấm được duy trì trên địa bàn huyện Kế Sách (Sóc Trăng).
Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.
Theo ông Phan Văn Út (ấp Chót Dung, xã Kế An), tổng chi phí để trồng 30 mét mô nấm (tương đương 1000 m2 diện tích rơm) là 175 ngàn đồng. Năng suất trung bình 1 kg/mét mô nấm, tức 30 kg/1000 m2 diện tích rơm, giá bán bình quân 27 ngàn đồng/kg nấm, tổng thu là 850 ngàn đồng.
Như vậy, lấy công làm lời, mỗi công rơm, trong thời gian 1 tháng đem lại thu nhập 635 ngàn đồng cho người trồng nấm. Bên cạnh đó, rơm rạ hoai mục sau khi chất nấm là nguồn phân hữu cơ rất tốt để bón cho cây trồng. Việc trồng nấm rơm giúp hạn chế việc đốt đồng nên cũng giúp làm giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
Theo phản ánh của nhiều nông dân, trong thời gian qua, diện tích trồng nấm rơm không tăng thêm là do một số trở ngại như: Ruộng thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp khiến việc mua và thu rơm gặp nhiều khó khăn; thời tiết thay đổi thất thường nên năng suất nấm không ổn định khi nấm được trồng ngoài trời.
Để khắc phục các khó khăn trên, một số tổ hợp tác có kế hoạch đầu tư máy cuốn rơm, xây dựng trại trồng nấm trong nhà để nghề trồng nấm rơm ngày càng phát triển và bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, Nam Định, Nam Hà… nghề nuôi cá lồng ở Phú Thọ mới manh nha; tuy nhiên, do có thế mạnh như hệ thống sông ngòi chạy dài, nguồn nước sạch, ổn định.... Đây là những lợi thế mà các tỉnh gần biển khó có được do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, nguồn nước không giữ được vệ sinh.
Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).
Theo anh Pơloong Vinh, thành viên nhóm hộ chăn nuôi bò thôn Pa Lan, từ ngày triển khai mô hình này, người dân trong thôn đều cùng nhau chăm sóc và xem như tài sản chung của cả làng. “Sau này, nếu đàn bò đẻ thêm nhiều con, chúng tôi sẽ xem xét tặng cho hộ nào khó khăn nhất để làm vốn phát triển kinh tế” - anh Vinh cho hay.
Theo mô hình tham khảo từ tổ hợp khu chức năng chợ cá quốc tế Busan (Hàn Quốc), mỗi Trung tâm nghề cá đều có các hạng mục công trình chính là: tòa nhà văn phòng, chợ đầu mối, bãi đỗ xe, khu vực kho lạnh, khu lưu giữ hải sản tươi sống, khu phân loại và cảng cá có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 20.000 tấn...
Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở và huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), năm nay, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) lấy thôn là địa bàn triển khai. Đây là cách làm sáng tạo mang lại kết quả tích cực.