Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Nhãn Cho Năng Suất Cao

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Nhãn Cho Năng Suất Cao
Ngày đăng: 27/12/2013

Ông Chu Văn Vang ở xóm 7, thôn Đa Hòa, xã Bình Minh (Khoái Châu - Hưng Yên) có nhiều năm kinh nghiệm trong việc ươm nhãn giống. Hiện, gia đình ông có vườn nhãn rộng 3 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2), mỗi năm cung cấp 10 tấn nhãn quả và vài vạn cây giống cho thị trường. Từ thực tiễn sản xuất, ông đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho nhãn. Xin giới thiệu cùng bà con.

Hàng năm, cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho việc ra hoa, nuôi quả nên việc bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết. Việc chăm bón cần dựa vào tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây; nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng; mục đích sử dụng phân bón.

Nhãn một năm ra nhiều đợt lộc nhưng cây ra hoa cho quả chủ yếu trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%). Nếu nhãn ra nhiều lộc đông thì năm sau cây thường không ra hoa. Chính vì vậy, cần tác động kỹ thuật để cây ra nhiều lộc thu và hạn chế việc ra quả cách năm.

Đối với cây ra hoa quả bình thường

Bón thúc lần 1 sau khi thu quả

Khi thu hoạch không nên hái cành quá sâu. Sau khi thu hoạch cần đốn, tỉa cành già cỗi, cành nhỏ mọc phía trong tán. Tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch quả 15 ngày. Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu.

Lượng phân bón gồm: 30- 40kg phân chuồng + 2-3 kg phân lân + 0,5-0,7kg urê + 0,5kg kali. Nếu tuổi cây dưới 5 năm thì rút lượng phân bón xuống còn một nửa; với cây trên 10 năm cần tăng lượng phân bón lên 1,5 lần.

Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán sâu 30cm, rộng 50cm, trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ, rải đều theo rãnh, sau đó lấp đất bằng phẳng.

Bón thúc lần 2

Vào tháng 2, chủ yếu bằng phân lân, kali, mỗi cây 0,5kg kali + 2kg lân, hòa với nước phân chuồng để tưới (có thể dùng phân vi lượng dành cho nhãn, vải phun vào thời kỳ ra hoa).

Bón thúc lần 3

Mục đích để thúc quả nhanh lớn. Bón vào tháng 4, lượng bón: 0,5kg urê + 0,5 - 0,7kg kali + 2kg lân. Bón đúng, bón đủ và cân đối thì cây sẽ cho năng suất cao, chất lượng quả ngon.

Đối với cây ra quả cách năm

Cây ra quả cách năm có nhiều lý do: Do chế độ dinh dưỡng, thời tiết, một số ít do đặc tính giống. Với cây thường xuyên không ra hoa, hoặc ra hoa nhiều nhưng không đậu quả nên chặt bỏ thay bằng nhãn ghép hoặc cải tạo bằng những giống đã chọn lọc.

Với những cây do chế độ dinh dưỡng sẽ có hai trường hợp xảy ra, hoặc thừa hoặc thiếu. Cần quan sát kỹ mức độ sinh trưởng để có biện pháp chăm sóc hợp lý.

Đối với cây quá xanh tốt

Lá to, xanh mềm, mỏng. Đây là hiện tượng cây bị lốp. Cách xử lý: Vào tháng 10 - 11 dương lịch hàng năm, ngắt tất cả các đầu cành khoảng 2 -3 lá búp để triệt tiêu chồi dinh dưỡng gây tức nhựa, đồng thời kích thích cây ra kích tố sinh sản. Nếu thời tiết thuận lợi, năm sau cây ra hoa, ra quả tốt.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp sau: Khi cây ra lộc đông vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 mới nhú 1cm thì tiến hành đào rãnh xung quanh gốc cây theo chiều rộng tán sâu 30- 40cm, rộng 15cm, để phơi một tuần không tưới nước, lộc sẽ tự thui đi.

Trường hợp thiếu dinh dưỡng

Đối với cây quá xấu, đất cằn cỗi không có khả năng ra hoa, kết quả, cần bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là kali và lân, trộn thêm xỉ than, tro bếp, bón đều quanh gốc, xới xáo từ gốc đến hết chiều rộng tán lá rồi mới rải phân lên đó. Sau đó, rải một lớp bùn hòa mỏng, quấy kỹ và lưu ý đắp gờ để giữ ẩm. Khi bùn rạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng nước phân chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hòa lẫn tưới đều lên mặt bùn.

Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phân bón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xung quanh gốc bằng tro bếp + xỉ than + NPK theo chiều rộng tán ở độ sâu 1- 3cm.

Các đối tượng sâu bệnh hại nhãn và cách phòng trừ

Bọ xít cần lưu ý ngay từ đầu vụ, bắt bọ xít qua đông từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau. Ngắt các ổ trứng trên lá, diệt bọ xít vào tháng 4 khi cây có quả non bằng các loại thuốc hóa học như Dipterex, Sherpa, Fastax, Bestox,…

Sâu tiện thân nhãn: Thường gây hại vào mùa xuân và mùa thu, dùng dao nhọn khoét lỗ sâu, sau đó dùng gai mây hoặc sợi dây thép ngoáy vào trong lỗ kéo sâu ra hoặc bơm Politrin hay Sumidicin (0,2%) vào trong lỗ, dùng nước vôi đặc quét lên thân cây không cho sâu trưởng thành đẻ trứng.

Rệp hại hoa, quả non: Xuất hiện từ khi nhãn ra hoa đến khi có quả non, gây rụng hoa và quả hàng loạt. Khi thấy rệp xuất hiện nên dùng Sherpa, Trebon hoặc Actara phun đều lên tán, chủ yếu vào các chùm hoa, quả.

Bệnh sương mai, thán thư hại hoa quả: Là loại bệnh nguy hiểm thường xuất hiện ngay từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi đậu quả non. Bệnh lan truyền nhanh, phát triển mạnh khi có mưa phùn, độ ẩm không khí cao, trời âm u (từ tháng 1 đến tháng 3), dùng Boócđô 1%, Ridomil 0,2%, Score 0,05% nên phun 2 lần. Lần 1 trước khi hoa nở, lần 2 khi hoa đã nở một tuần.

Bệnh vàng lá chết đứng: Nguyên nhân là do nấm hại rễ, trồng quá sâu hoặc do mất cân bằng dinh dưỡng vì bón quá nhiều đạm. Với trường hợp này cần bón cân đối đạm, lân, kali.

Bệnh xỉ than: Nếu trồng sâu cần cào bới đất ra. Nếu do nấm thì cần dùng BenlatC hoặc Rizocid, lượng dùng 8 - 10 lít thuốc đã pha tưới vào gốc cây.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường quản lý bẫy tôm hùm con trong mùa nghịch Tăng cường quản lý bẫy tôm hùm con trong mùa nghịch

Dù đang trong thời điểm không cấm ngư dân bẫy tôm hùm con, nhưng việc chặt chẽ trong quá trình giám sát sẽ góp phần giúp thói quen làm nghề của ngư dân đi vào nề nếp, hiểu biết luật pháp và quan trọng là giữ môi trường biển không bị ô nhiễm.

29/09/2015
Khánh Hòa chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi Khánh Hòa chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi

Hai tháng nay, thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi rộ lên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Khánh Hòa, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

29/09/2015
Heo hơi tăng giá Heo hơi tăng giá

Thị trường heo hơi đã bắt đầu tăng nhiệt trở lại sau nhiều tháng liên tục giảm giá. Tại Hậu Giang, hiện giá heo hơi được thương lái mua với giá từ 40.000 - 41.000 đồng/kg, tăng từ 2.000 - 4.000 đồng/kg so với cách đây nửa tháng.

29/09/2015
Hiệu quả bước đầu từ các mô hình nuôi vịt trời Hiệu quả bước đầu từ các mô hình nuôi vịt trời

Mô hình nuôi vịt trời của gia đình anh Nguyễn Hữu Quốc, xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho hiệu quả kinh tế cao.

29/09/2015
Liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn kiểu mỳ ăn liền Liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn kiểu mỳ ăn liền

Khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Châu Á Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi nhập vào thị trường trong nước có mức thuế bằng 0%. Ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh gay gắt ngay trên "sân nhà".

29/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.