Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Đập Cho Dân Làm Lúa Nước

Xây Đập Cho Dân Làm Lúa Nước
Ngày đăng: 02/04/2014

Những ngày cuối tháng 3 này, 11 hộ dân ở bản giáp biên Tả Lo San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé (Điện Biên) vui mừng đón nhận công trình đập thuỷ lợi Khe To đã được khởi công.

Nếu Sen Thượng là xã biên giới khó khăn nhất của huyện Mường Nhé thì bản Tả Ló San là bản xa nhất, nghèo nhất của Sen Thượng. Bản có 100% dân số đồng bào dân tộc Hà Nhì, được thành lập từ 14 năm trước. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện phát triển sản xuất khó khăn nên 11 hộ dân ở đây đều là hộ nghèo.

Ông Lỳ Khò Chờ - Trưởng bản cho hay: “Bản vẫn chưa có điện, chưa có sóng điện thoại. Năm nào dân bản cũng phải chờ gạo cứu đói giáp hạt. Riêng năm 2013, trước và sau Tết Nguyên đán, người dân trong bản được cứu đói giáp hạt 2 lần”.

Anh Khoàng Chu Pồ -dân bản cho biết: “Nhà tôi có 6 khẩu, chuyển lên đây đã lâu rồi nhưng năm nào gia đình tôi cũng thiếu đói. Chỉ biết phát nương để trồng ngô, trồng lúa, nhưng đất xấu lại hay bị chuột cắn phá nên thu hoạch chẳng được bao nhiêu”.

Để ổn định cuộc sống của người dân, huyện Mường Nhé đã chủ trương xây dựng công trình đập thủy lợi Khe To. Theo thiết kế, đập sẽ đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho khoảng 10ha lúa 1 vụ. Tổng vốn công trình chỉ được 1 tỷ đồng từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

“So với các bản khác thì Tả Ló San là bản có điều kiện để khai hoang, phát triển diện tích ruộng lúa nước bậc thang trên những quả đồi không quá dốc, nguồn nước khe luôn được đảm bảo” - ông Lỳ Phì Cà - Chủ tịch UBND xã Sen Thượng cho hay.

Ông Lò Văn Hùng Anh - Trưởng phòng Dân tộc huyện nhẩm tính: “Từ TP.Điện Biên vào tới điểm mốc xây dựng công trình là hơn 300km. Chưa kể nguyên vật liệu mà chỉ tính riêng chi phí khảo sát thiết kế, chi phí vận chuyển và nhân công trong điều kiện địa hình khó khăn này đã chiếm phần lớn vốn đầu tư rồi. Khó vậy, nhưng huyện, xã vẫn quyết tâm đầu tư xây dựng đập thủy lợi Khe To để 54 nhân khẩu người Hà Nhì ở bản Tả Ló San khai hoang trồng lúa nước, có điều kiện thoát cái đói đeo bám”.

Ông Lỳ Khò Chờ khẳng định: “Nếu có nước tưới tiêu thì dân bản sẽ cố gắng để học hỏi trồng lúa nước, tiến tới tự túc được lương thực”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lăng Vàng Mô Hình Mới Hứa Hẹn Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cá Lăng Vàng Mô Hình Mới Hứa Hẹn Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

13/03/2014
Giải Pháp Phát Triển Thủy Sản Bền Vững Giải Pháp Phát Triển Thủy Sản Bền Vững

Để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, bên cạnh việc quy hoạch bãi giống, bãi đẻ thì việc tái tạo nguồn lợi thủy sản đang được quan tâm.

13/03/2014
Chứng Nhận Gia Cầm An Toàn Phao Cứu Sinh Chăn Nuôi Chứng Nhận Gia Cầm An Toàn Phao Cứu Sinh Chăn Nuôi

Nhiều hộ chăn nuôi dù đã bảo vệ thành công đàn gia cầm trong dịch cúm, nhưng lại khó bảo vệ kinh tế của mình trước lượng cầu đang sụt giảm.

13/03/2014
Giá Heo Hơi Tăng Kỷ Lục Giá Heo Hơi Tăng Kỷ Lục

Tại các chợ, giá thịt heo cũng tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg. Theo các thương lái chuyên mua heo giết mổ đưa về các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh, khả năng giá heo hơi sẽ còn tiếp tục giữ mức cao trong một vài tuần tới.

13/03/2014
Hơn 360 Ha Ớt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Hơn 360 Ha Ớt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo tính toán của các hộ trồng ớt, sau 2 tháng trồng ớt sẽ bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch liên tục từ 4 đến 5 tháng, sản lượng đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, thu nhập bình quân của mỗi ha ớt đạt từ 175 đến 220 triệu đồng (đã trừ chi phí). Với lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với những cây trồng khác nên huyện Yên Định đang chỉ đạo các xã rà soát để mở rộng diện tích trồng ớt trong thời gian tới.

13/03/2014