Lỗ Hơn 2 Triệu Đồng/công Dưa Hấu
Giá dưa giảm do không xuất khẩu sang Trung Quốc được nhiều. Bên cạnh đó còn do nông dân trồng dưa không theo quy hoạch.
Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang bước vào thu hoạch dưa hấu vụ xuân hè, giá bất ngờ giảm mạnh từ 5.000 đồng/kg xuống còn 1.600 đồng/kg.
Anh Bùi Minh Khôn ở ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết, vụ này đầu tư gần 10 triệu đồng cho 2 công dưa, sau hai tháng trồng và chăm sóc đã thu hoạch gần 3,8 tấn nhưng bán cho thương lái giá có 1.600 đồng/kg, lỗ tổng cộng 4 triệu đồng.
Còn với anh Bùi Minh Tâm, thương lái mua dưa tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), giá dưa giảm do không xuất khẩu sang Trung Quốc được nhiều. Bên cạnh đó, nông dân trồng dưa không theo quy hoạch, thấy năm ngoái được giá nên năm nay tăng diện tích.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp cùng các huyện, thị xã triển khai nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng phương pháp mới, theo hướng an toàn sinh học.
Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.
Những tháng đầu năm 2013, nghề nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá cá tra không ổn định và thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài... dẫn đến diện tích nuôi cá giảm.
Trước tình hình chất lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam đang giảm sút mạnh, có nguy cơ mất thương hiệu trên thị trường thế giới, Bộ NN-PTNT vừa đưa ra hướng dẫn kỹ thuật và phương pháp thu câu, xử lý, sơ chế, bảo quản cá ngừ khai thác bằng nghề câu, đồng thời xây dựng và chuẩn bị triển khai đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.
Trước thực trạng người chăn nuôi đang gặp khó khăn vì thua lỗ do dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động tổ chức các chuỗi liên kết nhằm hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Đây là bước đi tích cực, phù hợp, không chỉ đem lại lợi ích cho các "nhà" tham gia chuỗi sản xuất - tiêu thụ mà còn là một biện pháp bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.