Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Học Làm Bác Sĩ Thú Y

Nông Dân Học Làm Bác Sĩ Thú Y
Publish date: Saturday. February 15th, 2014

Lớp dạy nghề chăn nuôi thú y tại xã Cao Thượng, Tân Yên (Bắc Giang) đã trang bị cho nông dân những kiến thức về kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Lớp học này do Hội ND xã Cao Thượng phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh Bắc Giang tổ chức. Bà Nguyễn Thị Thuyết- Chủ tịch Hội ND xã Cao Thượng cho biết: “Hiện, xã Cao Thượng có 1.600 con lợn, 23.000 con gà, 2.500 con vịt. Tập trung nhiều nhất ở 2 thôn Trong Hạ và Ngoài Hạ.

Xã Cao Thượng có 1.657 hộ thì có 700 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Toàn xã có 13 thôn nhưng mới có 7 thôn thú y viên có bằng cấp. Với số lượng và trình độ như vậy họ không đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho đàn vật nuôi của bà con ND trong xã”.

Mở lớp tại xã

Để đáp ứng nhu cầu của ND, Hội ND xã đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh tổ chức dạy nghề chăn nuôi thú y cho ND. Theo đó, 35 học viên tham gia học nghề trong 2 tháng, mỗi tuần học 1 buổi. Học viên được học nghề miễn phí; được hỗ trợ tài liệu, đồ dùng học tập.

Tham gia lớp học, học viên được trang bị kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; công tác vệ sinh thú y; cách thức sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi...

Chủ động kiểm soát dịch bệnh

Chị Nguyễn Thị Dương, thôn Trong Hạ- học viên lớp chăn nuôi thú y cho biết: “ Gia đình tôi đã 7 năm nuôi lợn. Năm 2011 đàn lợn của gia đình tôi bị ốm, do chậm trễ trong khâu điều trị, dẫn đến lợn chết nên đã bị thiệt hại hơn 25 triệu đồng”. Sau lần đó, biết có lớp học về thú y, chị Dương đăng ký theo học ngay.

 “Trong quá trình học, giáo viên kết hợp dạy lý thuyết với thực hành tại gia đình học viên nên chúng tôi tiếp thu kiến thức rất nhanh. Với những kiến thức được học, tôi đã chủ động hơn trong việc phát hiện dịch bệnh để kịp thời phòng tránh và có phương án điều trị kịp thời. Nhờ vậy trọng lượng của đàn lợn tăng nhanh”- chị Dương phấn khởi cho biết.

"Với những kiến thức được học, tôi đã chủ động hơn trong việc phát hiện dịch bệnh để kịp thời phòng tránh và có phương án điều trị”. Chị Nguyễn Thị Dương

Hiện, gia đình chị Dương có 24 con lợn thịt và 2 lợn nái. Với giá bán trên thị trường là 420.000 đồng/tạ lợn hơi, 2 năm xuất chuồng 5 lứa, mỗi năm chị thu được gần 100 triệu đồng.

Cũng có nhiều năm nuôi lợn như chị Dương, chị Đoàn Thị Thanh (thôn Trong Hạ) khoe: “Bây giờ tôi có thể tự làm “bác sĩ” chữa bệnh cho 25 con lợn, 300 con vịt và 100 con ngan của gia đình rất hiệu quả rồi”.

Theo Hội ND xã Cao Thương, sau khóa học, đa số các học viên đã nắm được các kỹ năng cơ bản về phòng chữa bệnh cho gia súc, góp phần phòng ngừa dịch bệnh, giúp nghề chăn nuôi của địa phương phát triển.


Related news

Chăn Nuôi Đang Phát Triển Mạnh Chăn Nuôi Đang Phát Triển Mạnh

Mặc dù cao su vẫn là chủ lực của kinh tế xã Long Tân, nhưng thời gian gần đây, địa phương này đang rộ lên phong trào chăn nuôi. Cũng từ đây, nhiều hộ nông dân đã khá lên nhờ những vật nuôi mà họ vẫn nghĩ không mang lại lợi nhuận cao.

Wednesday. August 14th, 2013
Tập Trung Sản Xuất Rau An Toàn Tập Trung Sản Xuất Rau An Toàn

Tại văn bản mới đây về việc “Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở NN-PTNT “Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư sản xuất rau an toàn tại các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch… Chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…”.

Thursday. August 15th, 2013
Gần 90% Các Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản Có Lãi Gần 90% Các Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản Có Lãi

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền đưa vào thả nuôi 634 ha thủy sản nước lợ, 111 ha cá nước ngọt và 912 lồng cá trên phá, ven sông.

Friday. August 16th, 2013
Tìm Hướng Phát Triển Hiệu Quả Nghề Trồng Nấm Tìm Hướng Phát Triển Hiệu Quả Nghề Trồng Nấm

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.

Friday. August 16th, 2013
Khi Con Đặc Sản Hết “Sốt” Khi Con Đặc Sản Hết “Sốt”

Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…

Saturday. August 17th, 2013