Tiền Giang Tăng Hỗ Trợ Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại

UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành quyết định về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra.
Cụ thể, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú quảng canh bị thiệt hại hơn 70% sẽ được hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha.
Tôm sú nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70% sẽ được hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha. Tôm sú chân trắng nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70% sẽ được hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha.
Điều kiện để được hỗ trợ là các chủ cơ sở nuôi có ao tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng trên tôm sú, tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng...
Có thể bạn quan tâm

Do đó các đề án hỗ trợ nông nghiệp, xây dựng NTM sẽ hướng đến việc xây dựng các mô hình liên kết hợp tác, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng thu nhập cho người dân.

Sức mua của các mặt hàng trứng, thịt gia cầm hiện đã giảm sâu nên hầu như nguồn hàng gia cầm sạch thu mua chưa thể đưa ra thị trường. Doanh nghiệp sẽ lưu kho. Thông qua thu mua, doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi giữ giá và có thêm chi phí để tái đàn. Hàng cũng được dự trữ để cung ứng ra thị trường với giá ổn định sau khi hết dịch.

Thời gian qua, ngư dân các vùng ven biển ở Bình Định trúng đậm tôm hùm giống. Tôm xuất hiện dày, cộng với cách đánh bắt mới đạt hiệu quả cao nên ngư dân có những chuyến biển thắng lớn.

Huyện Ba Tri (Bến Tre) có khoảng 835 ha đất sản xuất muối. Trong đó tập trung ở các xã Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy và An Thủy.

Toàn tỉnh Lạng Sơn có 32.500 ha rừng hồi, sản lượng trung bình 5.000 đến 10.000 tấn hồi khô/năm. Cây hồi cho 2 vụ thu hoạch, vụ chính từ tháng 7 tới tháng 9 và vụ sau là từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau.