Nông Dân Được Tập Huấn Cách Trồng Mía Năng Suất Và Chất Lượng Cao

Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện Ia Pa, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Mía đường đã hướng dẫn cho hơn 100 nông dân trồng mía các chuyên đề gồm: Giống mía và đặc điểm một số giống mía đang trồng tại Gia Lai; các biện pháp kỹ thuật thâm canh mía; biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh, cỏ dại và chuột gây hại trên cây mía...
Các nông dân dự tập huấn đã đến thực địa tham quan ruộng mía trồng giống mới LK92-11 là giống mía chín sớm. Đây là loại giống mía có tính ưu việt hơn nhiều loại giống người dân đang trồng đại trà như: mọc mầm khỏe, đẻ nhánh mạnh, mật độ cây hữu hiệu cao, không trổ cờ, không bị đổ ngã, khả năng lưu gốc tốt, có hàm lượng đường 12-14 CCS, năng suất trên 110 tấn/ha..
Khu vực Đông Nam tỉnh hiện có hơn 3.000 hộ nông dân trồng trên 11.000 ha mía, đáp ứng nhu cầu Nhà máy Đường Ayun Pa nâng công suất lên 6.500 tấn mía cây/ngày trong vụ ép 2014-2015.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết: Nếu như mọi năm càng gần tết, giá tôm hùm thương phẩm càng tăng mạnh, thì khoảng 2 tháng nay giá tôm hùm vẫn đứng ở mức trên, thấp hơn thời điểm này năm ngoái từ 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chăm sóc đợi giá nhích lên mới xuất bán.

Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích thả nuôi hiện nay là 1.040 ha; trong đó, tôm sú 40 ha, tôm thẻ chân trắng 1.000 ha, tổng sản lượng đạt gần 9.000 tấn/năm. Nghề nuôi tôm nước lợ đang ngày càng phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Tuy nhiên, điểm hạn chế là vẫn còn nhiều hộ sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng tôm thịt thấp.

Do ở vụ nuôi năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp, nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm xảy ra khá nhiều, làm cả vụ nuôi có gần 50% diện tích bị thiệt hại. Cho nên vụ nuôi này bà con vẫn rất lo lắng về chất lượng con giống, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.

Năm qua, toàn tỉnh Bến Tre có diện tích nuôi thủy sản trên 47 ngàn héc-ta, đạt 106%. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được gần 10,7 ngàn héc-ta (tôm sú gần 1,5 ngàn héc-ta; tôm chân trắng trên 9,2 ngàn héc-ta); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa trên 25 ngàn héc-ta, đạt 100% kế hoạch năm.