Người Trồng Cà Phê Bất Ngờ Nhận Lộc Trời Ngày Đầu Năm
Trận mưa lớn tưới mát cho cây trồng, giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại Kon Tum bớt được một đợt tưới.
Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.
Trận mưa giữa mùa khô lại đến đúng vào ngày mồng 1 Tết giúp cây cối giải tỏa cơn khát và mang lại niềm vui bất ngờ cho người trồng cà phê tại địa phương. Theo phản ánh của người dân huyện Đắc Hà, vùng trọng điểm cà phê của tỉnh Kon Tum với diện tích hiện có trên 7.000 héc- ta, trận mưa bắt đầu khoảng 5 giờ chiều và kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ.
Nhờ trận mưa này, đa số các hộ trồng cà phê bớt được đợt tưới nước thứ hai trong mùa khô năm nay. Nhờ không phải tưới một đợt nước, mỗi héc- ta cà phê người dân tiết kiệm được khoảng 4,8 triệu đồng tiền mua dầu và tiền thuê nhân công.
Cùng với địa bàn huyện Đắc Hà, vào chiều tối nay tại một số khu vực của huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum trời cũng có mưa. Đây là trận mưa trái mùa đầu tiên tại địa bàn tỉnh Kon Tum trong mùa khô năm nay. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.
Có thể bạn quan tâm
Vụ mùa năm nay, gia đình anh nuôi 1,7 sào ốc hương. Sau 5 tháng, anh thu hoạch hơn 2 tấn ốc, trị giá gần 200 triệu đồng. Anh thu hoạch ốc bằng máy hút ốc, tránh được thất thoát từ 30- 40% và giảm được công lao động. Đây là một mô hình mới thu hoạch ốc hương bằng việc đưa cơ giới vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn mới.
Trong một vài năm trở lại đây, mô hình cá lăng nha đuôi đỏ nuôi trong bè nổi tại các hồ lớn, hồ thủy điện… trong tỉnh Dak Lak đã chứng tỏ được giá trị kinh tế của loài cá đặc sản được xếp bậc nhất trong họ cá da trơn trên dòng sông Mê Kông.
Thực hiện lịch thời vụ trong nuôi trồng thủy sản, trong tháng 7/2013 ở Bạc Liêu, nông dân đã tập trung thả giống hơn 96.830ha, nâng tổng diện tích tôm nuôi đến nay lên hơn 124.590ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khoảng 11.570ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp với các loại thủy sản khác như: cá, cua...
Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.
An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.