Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân ĐBSCL: Choáng Với Giá Vật Tư Nông Nghiệp

Nông Dân ĐBSCL: Choáng Với Giá Vật Tư Nông Nghiệp
Ngày đăng: 22/06/2012

Trong khi giá các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL liên tục giảm thì trái lại, các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản... đã liên tục tăng giá vào đúng thời điểm người dân bắt đầu sản xuất vụ mới.

Thông tin từ một số đại lý cung ứng phân bón, vật tư nông nghiệp tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ cho thấy, những ngày giữa tháng 6 vừa qua, giá phân bón đã liên tục tăng, dẫn đến lượng bán ra giảm mạnh do người nông dân chỉ mua cầm chừng. Theo tìm hiểu của NTNN, mặc dù nguồn cung không khan hiếm nhưng hiện tại, nhiều doanh nghiệp cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu đã tăng giá bán trước thềm vụ thu đông 2012.

Giá thức ăn thủy sản tăng khiến nông dân thua lỗ và có nguy cơ bỏ nghề.

Ông Hai Chiến - chủ đại lý vật tư nông nghiệp Hai Chiến (xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "So với thời điểm đầu vụ hè thu, giá phân bón hiện đã tăng từ 60.000 - 100.000 đồng/bao".

Cụ thể, phân đạm Phú Mỹ có giá 580.000 đồng/bao loại 50kg, tăng khoảng 70.000 đồng, đạm Cà Mau giá 550.000 đồng/bao; phân urê Trung Quốc giá 540.000 đồng/bao.  Phân NPK các loại giá cũng dao động từ 600.000 - 700.000 đồng/bao, tăng 40.000 - 50.000 đồng/bao so với 1- 2 tháng trước.

Theo khảo sát của NTNN, tại các đại lý cấp 2, các cửa hàng vật tư nông nghiệp nhỏ, lẻ, giá phân bón có mức chênh lệch tăng thêm từ 20.000 - 40.000 đồng/bao so với giá ở đại lý cấp 1. Riêng giá phân urê tại các đại lý cấp 2 đã vượt ngưỡng 600.000 đồng/bao, ở mức 610.000 - 620.000 đồng/bao loại 50kg.

Theo tính toán của ông Trần Thanh Bình- nông dân trồng lúa tại ấp Đắc Thắng (xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, Tiền Giang), với giá phân bón mới này, nông dân sẽ phải chi thêm ít nhất 200.000 đồng tiền phân bón cho mỗi công đất sản xuất lúa trong vụ thu đông sắp tới. Cùng với chi phí thuốc trừ sâu, công chăm sóc, thu hoạch... tổng đầu tư sản xuất lúa hiện nay bị "đội" lên tới 3,5 triệu đồng/công. "Nếu giá lúa chỉ dao động quanh mức 4.000 đồng/kg lúa tươi như hiện nay, nông dân chỉ huề vốn, thậm chí có thể bị thua lỗ" - ông Bình cho biết.

Tăng vì phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu

Ngay cả người nuôi cá, nuôi tôm tại các tỉnh ĐBSCL cũng đang khổ sở vì giá thức ăn thủy sản đang tăng chóng mặt. Ông Nguyễn Ngọc Hải- Chủ nhiệm HTX Thủy sản Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) cho biết: "Dù giá bán ra sản phẩm cá tra đã giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm đến nay, khoảng 20.000 đồng/kg, tuy nhiên, giá thức ăn thủy sản không vì thế mà giảm theo. Tính ra, người nuôi cá chúng tôi đã lỗ hơn 4.000 đồng/kg cá tra nguyên liệu, với đà này nông dân chỉ có lỗ, chứ không thể gỡ huề vốn được".

“Trong thời gian tới, giá thức ăn chăn nuôi trong nước chưa có dấu hiệu giảm, ngược lại, sẽ còn tăng mạnh những tháng cuối năm do nguồn cung hạn hẹp”.

Ông Lê Bá Lịch khẳng định

Thông tin từ Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam cũng cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến TĂCN đang chuẩn bị đưa ra giá bán mới cho nhiều mặt hàng thức ăn thủy sản theo hướng tăng thêm. Trong khi đó, tại các đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi khu vực ĐBSCL, giá thức ăn cho cá hiện đã tăng từ 200 - 300 đồng/kg, thức ăn cho tôm cũng tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg so với tháng trước.

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho rằng, giá TĂCN trong nước tăng cũng dễ hiểu, bởi Việt Nam hiện vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Giá khô dầu đậu tương nhập khẩu đã tăng từ 360 USD/tấn cuối năm ngoái lên mức 500 USD/tấn trong tháng 5 vừa qua. Giá khô dầu đậu tương tăng 16,5%, cám gạo tăng 12,5%, bột cá tăng gần 3%... "Hiện tại, giá khô dầu đậu tương nhập khẩu có giảm từ 10 - 20 USD/tấn, song mức giảm này không đủ để hạ giá thành TĂCN thành phẩm trong nước" - ông Lịch phân tích.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Hệ VAC Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Hệ VAC

Được triển khai thực hiện trong năm 2012, mô hình nuôi cá hệ VAC tại 2 xã Chiềng Sinh và Nà Sáy, huyện Tuần Giáo do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện chủ trì thực hiện được các cơ quan chức năng đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế cao, là cơ hội giúp bà con thay đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.

15/07/2013
Niềm Vui Từ Vụ Tôm Xuân Hè 2013 Niềm Vui Từ Vụ Tôm Xuân Hè 2013

Những ngày này, đến vùng nuôi tôm công nghiệp của xã Giao Phong (Giao Thủy - Nam Định) thấy ai cũng phấn chấn, hồ hởi. Bởi vụ tôm xuân hè năm nay mặc dù gặp khó khăn đầu vụ do dịch bệnh, nhưng nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn được mùa, được giá.

16/07/2013
Anh Bá Khánh Nuôi Cừu Vỗ Béo Hiệu Quả Anh Bá Khánh Nuôi Cừu Vỗ Béo Hiệu Quả

Anh Bá Khánh, thôn Như Bình, xã Phước Thái (Ninh Phước - Ninh Thuận) là nông dân đầu tiên trong xã nuôi cừu vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế.

16/07/2013
Giá Lúa Hè Thu Tiếp Tục Tăng Giá Lúa Hè Thu Tiếp Tục Tăng

Nông dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch hơn 16.500ha lúa Hè thu, năng suất trung bình hơn 6,3 tấn/ha. Thời tiết nắng nhiều trong những ngày gần đây giúp việc thu hoạch lúa của bà con thuận lợi; đồng thời thương lái thu mua lúa hàng hóa xuất hiện nhiều và sẵn sàng đặt cọc trước đối với những ruộng đang trổ chín với giá cao hơn trước đó.

16/07/2013
Xây Nhà Bạc Tỷ Nhờ Trồng Hoa Xây Nhà Bạc Tỷ Nhờ Trồng Hoa

“Làm ăn ổn định, bền vững, có lãi đều đều là được rồi, chẳng mong gì hơn nữa !”. Tôi được biết, anh mới xây ngôi nhà cả tỷ đồng nhờ tiền bán hoa trong nhiều năm tích lũy.

16/07/2013