Giá khóm tăng gần 1.000 đồng/trái
Hiện thương lái vào tận rẫy mua khóm loại nhất (trái từ 1kg trở lên) với giá 4.200 - 4.700 đồng/trái, còn trái dưới 1kg thì 2 trái tính một.
Anh Nguyễn Văn Hiếu, người vừa thu hoạch gần 1ha khóm ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Năm nay thời tiết không mấy thuận lợi, nhất là nắng nóng kéo dài nên số lượng khóm đạt loại nhất giảm đáng kể, chủ yếu là khóm dưới 1kg. Vì vậy, tuy sản lượng khóm vụ này tương đương cùng kỳ năm rồi và giá cũng tăng, nhưng nguồn thu nhập của người dân lại giảm, do chi phí đầu tư tăng”.
Hiện tại, toàn tỉnh có 1.588ha khóm, bao gồm khóm trồng mới và lưu gốc, tập trung chủ yếu ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Bà con trồng khóm thường bắt đầu thu hoạch khóm chính vụ vào khoảng tháng 3 và thu hoạch tập trung ở tháng 5 và 6.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành (Hậu Giang), hiện giá bưởi Năm Roi tiếp tục tăng trung bình 5.000 đồng/kg so với 10 ngày trước đó. Cụ thể bưởi loại I từ 1kg trở lên hiện tại có giá từ 25.000-27.000 đồng/kg; loại II từ 800g đến dưới 1kg có giá 10.000-15.000 đồng/kg.
Biết tin Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai chương trình thí điểm BHNN, anh Lâm Văn Tiến, hộ nuôi tôm công nghiệp xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu rất mừng. Anh cho biết: Vậy là chúng tôi thấy đỡ hẳn gánh nặng rồi, chứ cứ vừa nuôi tôm vừa ngóng chủ trương, phập phồng theo từng con nước, từng cơn mưa thế này, bà con nuôi tôm cơ cực lắm.
Theo thống kê của Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của nhóm hàng gỗ và lâm sản xuất khẩu (G-LSXK) ước thực hiện gần 140 triệu USD, chiếm tỉ trọng 44,6%, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2013.
Sáng 6-9, Sở NN&PTNT phối hợp Tổng cục nuôi trồng thủy sản tổ chức triển khai Nghị Định số 36/ 2014 của Chính Phủ về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cho lãnh đạo các huyện kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và người nuôi cá tra trong tỉnh Sóc Trăng.
Từ bao đời nay, trên dải cát nằm dọc bãi ngang ven biển xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đến cả cỏ cây cũng khó sinh sống được.