Tổ Hợp Tác Quýt Đường Vĩnh Thới sản xuất theo hướng GlobalGAP
Đón đầu xu thế
Ông Tống Văn Phong - Tổ trưởng THT quýt đường Vĩnh Thới chia sẻ: “Trong thời buổi kinh tế hội nhập, yêu cầu của thị trường ngày một khắc khe hơn, nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, do đó THT thực hiện quy trình GlobalGAP. Dù quy trình thực hiện GlobalGAP có những đòi hỏi nhất định nhưng không quá khó so với phương thức sản xuất truyền thống”.
Để các tổ viên đồng hành với phương thức sản xuất mới, thời gian đầu THT cũng không mấy thuận lợi. Bởi giá sản phẩm giữa sản xuất truyền thống và phương thức sản xuất mới vẫn như nhau nên chưa tạo động lực cho tổ viên. Tuy nhiên, bằng minh chứng thực tế, việc tuyên truyền đã thuyết phục được nhiều người.
Diện tích thực hiện của THT quýt đường hiện nay trên 10ha gồm 12 thành viên đảm nhận. Mỗi năm THT cung ứng cho thị trường sản lượng dao động từ 500 - 600 tấn. Với mỗi công quýt đường, người sản xuất thu lợi nhuận trên 70 triệu đồng.
Định hướng ban đầu của THT là giúp nhà vườn nâng cao ý thức trong canh tác vừa bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và người sản xuất. Vì vậy, việc xây dựng thành công GloabalGAP khẳng định sản phẩm trong nước vẫn đáp ứng các quy chuẩn nghiêm ngặt về trái cây sạch, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài trên thị trường. Ông Phong chia sẻ: “Điều lo lắng nhất của tôi là sản phẩm của mình thua ngay trên sân nhà so với sản phẩm cùng loại của các nước khi du nhập vào Việt Nam”.
Đưa doanh nghiệp vào đồng hành
Để giúp nông sản phát triển lên tầm cao mới thì chứng nhận GlobalGAP chỉ là bước khởi đầu. Để trái quýt đường chiếm lĩnh nhiều thị trường rất cần sự góp mặt của các doanh nghiệp tham gia đầu tư theo chuỗi giá trị. “Người sản xuất chỉ dừng chân ở việc canh tác, còn khai thác thị trường thì khó có thể kham nổi. Trong khi đó, nếu có sự vào cuộc của doanh nghiệp thì chính họ là thị trường, họ biết được nhu cầu của thị trường ra sao và phân khúc thị trường để phục vụ” - ông Phong cho biết thêm.
Hiện nay, THT đã mời một số doanh nghiệp tham gia vào THT để khai thác thị trường. Và đây cũng là tín hiệu mới cho THT trong phát triển sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, THT đang tìm những đối tác khác có đủ uy tín và năng lực để đầu tư đầu vào cho nông sản, khai thác thêm giá trị gia tăng từ quýt đường như làm nước ép, mứt...
Ông Huỳnh Văn Tồn - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung cho hay: “Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị hoàn tất hồ sơ để trình Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm quýt đường của Lai Vung. Với sự kết hợp giữa nhãn hiệu hàng hóa và chứng nhận GloabalGAP của THT quýt đường Vĩnh Thới sẽ tạo cơ hội, điều kiện giúp cho sản phẩm quýt đường của địa phương phát triển”
Có thể bạn quan tâm
Hiện một số cơ sở chế biến tinh bột sắn của địa phương và các xã lân cận đã khiến nguồn nước tại các ao, hồ trên địa bàn xã Yên Bình (Yên Bái) bị ô nhiễm nặng, gây khó khăn cho việc nuôi trồng thủy sản của người dân trong xã.
Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đang phát triển mô hình nuôi lươn không bùn, bước đầu mô hình cho hiệu quả khá cao nên được người dân quan tâm nhân rộng.
Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã tổ chức 2 cuộc tham quan - hội thảo mô hình nuôi cá lúa tại xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy cho hơn 60 nông dân thuộc 7 xã của huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy tham dự.
Tổng cục Thủy sản đã phối hợp cùng Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Cao Phong cùng đại diện cộng đồng cư dân vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình tổ chức Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ thủy điện Hòa Bình.
Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…