Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân ĐBSCL: Choáng Với Giá Vật Tư Nông Nghiệp

Nông Dân ĐBSCL: Choáng Với Giá Vật Tư Nông Nghiệp
Publish date: Friday. June 22nd, 2012

Trong khi giá các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL liên tục giảm thì trái lại, các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản... đã liên tục tăng giá vào đúng thời điểm người dân bắt đầu sản xuất vụ mới.

Thông tin từ một số đại lý cung ứng phân bón, vật tư nông nghiệp tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ cho thấy, những ngày giữa tháng 6 vừa qua, giá phân bón đã liên tục tăng, dẫn đến lượng bán ra giảm mạnh do người nông dân chỉ mua cầm chừng. Theo tìm hiểu của NTNN, mặc dù nguồn cung không khan hiếm nhưng hiện tại, nhiều doanh nghiệp cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu đã tăng giá bán trước thềm vụ thu đông 2012.

Giá thức ăn thủy sản tăng khiến nông dân thua lỗ và có nguy cơ bỏ nghề.

Ông Hai Chiến - chủ đại lý vật tư nông nghiệp Hai Chiến (xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "So với thời điểm đầu vụ hè thu, giá phân bón hiện đã tăng từ 60.000 - 100.000 đồng/bao".

Cụ thể, phân đạm Phú Mỹ có giá 580.000 đồng/bao loại 50kg, tăng khoảng 70.000 đồng, đạm Cà Mau giá 550.000 đồng/bao; phân urê Trung Quốc giá 540.000 đồng/bao.  Phân NPK các loại giá cũng dao động từ 600.000 - 700.000 đồng/bao, tăng 40.000 - 50.000 đồng/bao so với 1- 2 tháng trước.

Theo khảo sát của NTNN, tại các đại lý cấp 2, các cửa hàng vật tư nông nghiệp nhỏ, lẻ, giá phân bón có mức chênh lệch tăng thêm từ 20.000 - 40.000 đồng/bao so với giá ở đại lý cấp 1. Riêng giá phân urê tại các đại lý cấp 2 đã vượt ngưỡng 600.000 đồng/bao, ở mức 610.000 - 620.000 đồng/bao loại 50kg.

Theo tính toán của ông Trần Thanh Bình- nông dân trồng lúa tại ấp Đắc Thắng (xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, Tiền Giang), với giá phân bón mới này, nông dân sẽ phải chi thêm ít nhất 200.000 đồng tiền phân bón cho mỗi công đất sản xuất lúa trong vụ thu đông sắp tới. Cùng với chi phí thuốc trừ sâu, công chăm sóc, thu hoạch... tổng đầu tư sản xuất lúa hiện nay bị "đội" lên tới 3,5 triệu đồng/công. "Nếu giá lúa chỉ dao động quanh mức 4.000 đồng/kg lúa tươi như hiện nay, nông dân chỉ huề vốn, thậm chí có thể bị thua lỗ" - ông Bình cho biết.

Tăng vì phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu

Ngay cả người nuôi cá, nuôi tôm tại các tỉnh ĐBSCL cũng đang khổ sở vì giá thức ăn thủy sản đang tăng chóng mặt. Ông Nguyễn Ngọc Hải- Chủ nhiệm HTX Thủy sản Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) cho biết: "Dù giá bán ra sản phẩm cá tra đã giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm đến nay, khoảng 20.000 đồng/kg, tuy nhiên, giá thức ăn thủy sản không vì thế mà giảm theo. Tính ra, người nuôi cá chúng tôi đã lỗ hơn 4.000 đồng/kg cá tra nguyên liệu, với đà này nông dân chỉ có lỗ, chứ không thể gỡ huề vốn được".

“Trong thời gian tới, giá thức ăn chăn nuôi trong nước chưa có dấu hiệu giảm, ngược lại, sẽ còn tăng mạnh những tháng cuối năm do nguồn cung hạn hẹp”.

Ông Lê Bá Lịch khẳng định

Thông tin từ Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam cũng cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến TĂCN đang chuẩn bị đưa ra giá bán mới cho nhiều mặt hàng thức ăn thủy sản theo hướng tăng thêm. Trong khi đó, tại các đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi khu vực ĐBSCL, giá thức ăn cho cá hiện đã tăng từ 200 - 300 đồng/kg, thức ăn cho tôm cũng tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg so với tháng trước.

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho rằng, giá TĂCN trong nước tăng cũng dễ hiểu, bởi Việt Nam hiện vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Giá khô dầu đậu tương nhập khẩu đã tăng từ 360 USD/tấn cuối năm ngoái lên mức 500 USD/tấn trong tháng 5 vừa qua. Giá khô dầu đậu tương tăng 16,5%, cám gạo tăng 12,5%, bột cá tăng gần 3%... "Hiện tại, giá khô dầu đậu tương nhập khẩu có giảm từ 10 - 20 USD/tấn, song mức giảm này không đủ để hạ giá thành TĂCN thành phẩm trong nước" - ông Lịch phân tích.

Related news

Giá chuối ở Hướng Hóa tăng trở lại Giá chuối ở Hướng Hóa tăng trở lại

Những ngày qua, giá chuối ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tăng trở lại, sau một thời gian giảm thấp nhất trong vài năm trở lại đây, do không có thị trường tiêu thụ. Với giá bán bình quân hơn 4.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với thời gian từ tháng 6 trở về trước, đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người trồng chuối tại địa phương này.

Friday. August 14th, 2015
Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn

Với thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm, ít ai nghĩ đây là tiền lãi ông Lê Hoàng Buôl, ấp 7, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) kiếm được từ nghề gặt lúa mướn. Ông không gặt thủ công tốn kém mà gặt mướn bằng máy gặt đập liên hợp.

Friday. August 14th, 2015
Tập trung vốn cho vùng khó khăn xây dựng nông thôn mới Tập trung vốn cho vùng khó khăn xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phương Thị Thanh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) về đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho khu vực miền núi phía Bắc để thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM).

Friday. August 14th, 2015
Giống lúa thơm SV181 cho năng suất cao Giống lúa thơm SV181 cho năng suất cao

Hôm qua 13.8, tại xã Tam Thành (Phú Ninh), Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất trình diễn giống lúa thơm chất lượng cao SV181.

Friday. August 14th, 2015
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học

Thời gian gần đây trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị), nhiều người dân đã phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, trong đó, hợp tác xã (HTX) Thống Nhất (khu phố 4, thị trấn Cam Lộ) là đơn vị tiên phong với nhiều cách làm hay, hiệu quả. Việc chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Friday. August 14th, 2015