Nông Dân Cồn Vĩnh Khánh Trúng Mùa Ớt Tết

Nông dân trồng ớt ở ấp Vĩnh Khánh, xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, An Giang) đang vào mùa thu hoạch. Anh Nguyễn Văn Sang – ngụ ấp Vĩnh Khánh cho biết: Năm rồi anh trồng thí nghiệm 2 công ớt, sau khi trừ chi phí và công chăm sóc anh thu lãi hơn 30 triệu đồng.
Thấy trồng ớt đem lại lợi nhuận cao, năm nay anh trồng 5 công, hiện đám ớt của anh đang trong giai đoạn cho trái, dự kiến khoảng 2 tuần nữa sẽ thu hoạch. Chị Tâm ngụ cùng ấp cũng cho biết: 3 công ớt của chị đang trong thời điểm thu hoạch, cứ cách mười ngày thu hoạch một đợt, mỗi đợt thu hoạch từ 100-150 kg, bán cho thương lái với giá 40 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chị thu trên 3 triệu đồng/đợt thu hoạch.
Theo nông dân, ớt dễ trồng, chi phí thấp, ít bị sâu bệnh, sau ba tháng trồng và chăm sóc cho năng suất từ 1,3 – 1,5 tấn/công. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 2 - 3 tháng. Những năm gần đây, nhờ mô hình ớt mà nhiều hộ nông dân xứ cồn Vĩnh Khánh ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,44 triệu tấn tương đương 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên bang Nga vẫn là một thị trường “nặng ký” của các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam như: thủy sản, cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, hạt điều, gạo… Với 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, lẽ ra thị trường Nga có thể vẫn đứng đầu như những thập niên trước đây với hàng nông sản Việt Nam.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Đắk Song đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho các loại cây trồng.

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh mới gieo trồng được 10.419 ha/31.594 ha các loại cây trồng vụ thu đông, đạt 33% so với kế hoạch đề ra.

Theo ông Trung, để giúp nông dân canh tác đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, nhất là thị trường khó tính như Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật tập trung hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương, nông dân ở các vùng chuyên canh trồng vải và nhãn về chăm sóc và kỹ thuật.