Nuôi Cá Lóc Bắt Đầu Có Lãi

Ông Nguyễn Văn Thanh, người nuôi cá lóc ở thị trần Trà Cú (Trà Vinh) cho biết: Sau nhiều tháng cá lóc thương phẩm giảm dưới mức giá thành thì nay đã tăng mạnh trở lại và đang đứng ở mức 37.000 đ/kg.
Với mức giá này sau khi trừ chi phí người nuôi thu lãi trên 5.000 đ/kg trở lên. Bình quân 1.000 m2 mặt nước sau 5 tháng thả nuôi, thu lãi trên 100 triệu đ/vụ.
Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh, đến nay, trên địa bàn đã có 1.129 lượt hộ thả nuôi cá lóc trên diện tích 182,76 ha, đạt 60% so kế hoạch. Tổng sản lượng cá lóc đã thu hoạch được hơn19.618 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân đã cải tạo đất vườn đồi để trồng các giống cây ăn quả mới dẫn nhập cho hiệu quả kinh tế cao.

4 năm qua, mô hình trồng ngò gai ở xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao góp phần xóa đói giảm nghèo và đang được nhân rộng. Toàn xã có trên 400 hộ dân SX 27 ha ngò gai. Bình quân 1.000 m2 ngò gai thu lãi từ 40 - 50 triệu đ/năm.

Có thể nói tình hình nuôi trồng thủy sản năm nay ổn định và không phát sinh dịch bệnh, tuy nhiên sản lượng giảm so với năm 2013 vì phần lớn bà con thả giống chậm so với lịch thời vụ, thời tiết xấu, cùng với chất lượng giống không đảm bảo nên tỷ lệ hao hụt cao.

Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển, đặc biệt là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định đối với các cơ sở nuôi trồng, khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, kinh doanh thủy sản.

Khoai mì tuột giá, nông dân lại lo lắng. Vụ mì năm trước có giá khá cao nên nhiều người không ngần ngại tăng vốn đầu tư, thuê thêm đất để trồng mì. Nhưng hiện tại, người trồng mì đang “mất ăn mất ngủ” vì giá mì xuống thấp, nguy cơ lỗ vốn đã hiện ra trước mắt.