Nông Dân Cồn Vĩnh Khánh Trúng Mùa Ớt Tết

Nông dân trồng ớt ở ấp Vĩnh Khánh, xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, An Giang) đang vào mùa thu hoạch. Anh Nguyễn Văn Sang – ngụ ấp Vĩnh Khánh cho biết: Năm rồi anh trồng thí nghiệm 2 công ớt, sau khi trừ chi phí và công chăm sóc anh thu lãi hơn 30 triệu đồng.
Thấy trồng ớt đem lại lợi nhuận cao, năm nay anh trồng 5 công, hiện đám ớt của anh đang trong giai đoạn cho trái, dự kiến khoảng 2 tuần nữa sẽ thu hoạch. Chị Tâm ngụ cùng ấp cũng cho biết: 3 công ớt của chị đang trong thời điểm thu hoạch, cứ cách mười ngày thu hoạch một đợt, mỗi đợt thu hoạch từ 100-150 kg, bán cho thương lái với giá 40 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chị thu trên 3 triệu đồng/đợt thu hoạch.
Theo nông dân, ớt dễ trồng, chi phí thấp, ít bị sâu bệnh, sau ba tháng trồng và chăm sóc cho năng suất từ 1,3 – 1,5 tấn/công. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 2 - 3 tháng. Những năm gần đây, nhờ mô hình ớt mà nhiều hộ nông dân xứ cồn Vĩnh Khánh ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Related news

“Nhiều mẫu mã trái cây khá đẹp nhưng chất lượng chưa cao. Nhà vườn cần đầu tư nhiều hơn nữa trong kỹ thuật chăm sóc”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhấn mạnh như thế trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Đồng Khởi khi Ngày hội Cây - trái ngon, an toàn năm 2013 vừa khép lại.

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 1000 con/100m3.

Anh Lã Tuấn Anh (26 tuổi) ở tiểu khu Hoa Ban, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) nuôi gà Ai Cập quy mô trang trại trên 2.000 con, trong đó 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thương phẩm.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.

Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.