Cơ Hội Mắc Ca
Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho cây mắc ca, các tỉnh cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp... sẽ tạo điều kiện để người dân và DN có cơ hội tiếp cận cây trồng này.
"Thị trường mắc ca trên thế giới rất rộng mở, sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển loại cây này. Nếu phát huy tốt mọi nguồn lực thì mắc ca sẽ là cây mũi nhọn, cho thu nhập cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn", ông Nguyễn Trí Ngọc (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết.
ông Nguyễn Trí Ngọc (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt.
Ông Nguyễn Trí Ngọc , Viện trưởng Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt.
Theo ông Ngọc, Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho cây mắc ca, các tỉnh cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp... sẽ tạo điều kiện để người dân và DN có cơ hội tiếp cận cây trồng này. Vấn đề là chúng ta phải tổ chức sản xuất như thế nào để tạo ra sự đột phá với những sản phẩm mắc ca được thị trường chấp nhận.
- Cụ thể, mắc ca có vị trí như thế nào trong quy hoạch cây trồng, thưa ông?
- Chúng ta đều biết các công nghiệp truyền thống của Việt Nam là cà phê, cao su, hồ tiêu, riêng vùng Tây Bắc hầu như chưa có sản phẩm gì mang tính chất hàng hóa tập trung. Nếu cây mắc ca phát triển với diện tích hàng trăm ngàn ha ở Tây Nguyên và Tây Bắc sẽ hình thành bản đồ sử dụng đất khác hẳn, kéo theo sự phát triển của công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm đa dạng của mắc ca.
Chính vì sản phẩm đa dạng mà mắc ca không bị bó hẹp như cà phê. Nhân hạt mắc ca có thể chế biến thành nhiều sản phẩm của ngành hàng khác nhau như thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…
- Việt Nam có cơ hội gì từ xu thế tiêu dùng mắc ca của thế giới?
- Quá trình phát triển ngành công nghiệp mắc ca của thế giới đã có lịch sử hàng trăm năm, nhưng đến nay tổng diện tích trồng cây mắc ca mới chỉ đạt 80.000 ha, trong khi nguồn cung mới chỉ đáp ứng 25 - 30% nhu cầu. Nguyên nhân do quỹ đất phù hợp yêu cầu sinh thái của cây mắc ca có thể ra hoa kết quả tốt bị hạn chế.
Việt Nam lại có lợi thế về điều kiện tự nhiên, cho nên kỳ vọng phát triển khoảng 200.000 ha mắc ca là hoàn toàn có cơ sở để đáp ứng thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước. Việt Nam hướng tới nước phát triển và trước ngưỡng dân số 100 triệu người thì nhu cầu sử dụng sản phẩm cao cấp như mắc ca là rất triển vọng.
- Theo ông, giải pháp nào để phát triển mắc ca bền vững?
- Giải pháp hữu hiệu nhất là sản xuất phải có bài bản, căn cơ, tránh tình trạng chạy theo phong trào, không tính toán khoa học. Vận dụng các chính sách hiện có và đề xuất, chỉnh sửa, bổ sung chính sách mới nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển mắc ca. Đẩy mạnh giao đất trồng mắc ca bằng nguồn hỗ trợ của các dự án trong và ngoài nước. Xây dựng chính sách đặc thù về phát triển cây mắc ca như hỗ trợ cây giống, khuyến nông - khuyến lâm...
Tận dụng nguồn lao động đang sản xuất cây khác, vì mùa chăm sóc, thu hoạch mắc ca ít trùng với mùa vụ thu hoạch cây công nghiệp (chủ yếu là cà phê). Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp xã và những hộ dân, DN trực tiếp tham gia phát triển cây mắc ca.
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau chế biến, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để dễ dàng tiêu thụ. Tăng cường thông tin về thị trường, giá cả để người sản xuất nắm bắt kịp thời, xác định được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Liên doanh và ký kết hợp đồng tiêu thụ nhân mắc ca ở những cơ sở chế biến bánh kẹo, dầu giúp người tiêu dùng trong nước làm quen với sản phẩm và từng bước định hướng và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với công tác phát triển cây mắc ca, phòng tránh rủi do do thiên tai và biến động của thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân thu hoạch cá lóc nuôi trong vèo mùa lũ ở TP Cần Thơ đang phấn khởi do cá bán được giá cao hơn từ 8.000 - 9.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá lóc nuôi được thương lái đến tận nhà dân thu mua ở mức 35.000 - 36.000 đồng/kg (cá lóc có trọng lượng từ 200gram/con trở lên). Với giá bán này, người nuôi cá có thể đạt mức lời trên 5.000 đồng/kg cá lóc thương phẩm.
Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.
Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.
Trong khi đó, tại huyện Đơn Dương, thương lái đang thu mua cà chua thường với giá 7.000 đ/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, với năng suất bình quân đạt 8 tấn/1.000 m2 (sào), nhà vườn thu về trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí.
Dự án do Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản Nguyễn Đình Tiệp thuộc Chi cục Thủy sản Hà Nội làm chủ nhiệm dự án. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN – Sở KH&CN Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc chịu trách nhiệm về công nghệ, Chi cục Thủy sản Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, Hội nông dân xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa và 4 hộ gia đình chịu trách nhiệm thực hiện thử nghiệm sản xuất.