Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Cần Tính Toán Chuyện Đầu Tư

Nông Dân Cần Tính Toán Chuyện Đầu Tư
Ngày đăng: 14/11/2013

Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.

Dù mới bước vào đầu vụ thu hoạch, nhưng thay vì lo toan phơi phóng cà phê thì mấy hôm nay, nhiều người dân ở thôn Tân Bình, xã Ðắk R’moan (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã phải tính toán đến việc tưới tắm, bón phân, phun thuốc cho vụ tới.

Sở dĩ bà con lo xa, vì đợt này giá cà phê giảm, trong khi các loại vật tư phục vụ sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu… không giảm. Như năm trước, ngay đầu vụ giá cà phê bán tại vườn đã hơn 40.000 đồng/kg thì xem như khoản đầu tư chăm sóc không ảnh hưởng nhiều.

Còn vào vụ này, dù đang mùa thu hoạch, nhưng anh Ðậu Xuân Hào ở thôn Tân Bình đã nhẩm tính, bình quân năng suất mỗi ha cà phê được khoảng 3 tấn, nên năm nay, khâu đầu tư chăm sóc, bón phân cần phải xem xét lại.

Anh Hào cho biết: “Thay vì tập trung bón nhiều đợt phân hóa học, tôi sẽ mua thêm phân bò để giảm chi phí đầu tư. Lâu nay, nói đến chăm sóc cà phê, bà con trong vùng thường căn cứ vào túi tiền để bỏ phân, chứ ít khi chú ý đến việc đúng liều lượng, thật sự khoa học”.

Có lẽ tâm sự của anh Hào cũng giống như nhiều người trồng cà phê khác ở trong tỉnh. Thực tế, quan sát ở địa điểm thu mua cà phê của Công ty TNHH MTV Ðức Nguyên, thôn Nghĩa Thuận, xã Ðắk Nia (Gia Nghĩa), ngày 5/11, dù đã hơn 9 giờ, nhưng vẫn vắng khách đến giao dịch. Ðợi chừng 30 phút mới có vài người tất tưởi đến khảo sát giá cả, rồi đi.

Anh Lê Ðức Phượng, chủ điểm thu mua nông sản của Công ty Ðức Nguyên cho biết: "Bà con chủ yếu vào hỏi giá và có chăng cũng chỉ bán một ít cà phê lo tiền đầu tư. Vụ vừa qua, khi giá cà phê lên cao thì bà con đầu tư khá “vô tư”, mua phân bón, thuốc trừ sâu thoải mái, chọn loại giá cao để mua. Còn hiện nay, để chuẩn bị cho vụ mới, phần lớn nông dân trong vùng đang tính toán lại để giảm chi phí đầu tư, hạn chế bị lỗ khi giá cà phê đang giảm mạnh”.

Có thể nói, chi phí lớn nhất trong sản xuất cà phê của nông dân là mua phân bón, thuốc trừ sâu. Vì vậy, ở khâu này, nông dân cần phải tính toán cho thật khoa học, chứ không nên làm theo kiểu “truyền miệng”.

Về phía các cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thể cũng thường hay tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách chăm sóc cà phê một cách bài bản, khoa học. Ngay như đại lý của Công ty Ðức Nguyên nói trên cũng đã đầu tư máy đo độ pH trong đất để tính toán lượng phân bón và hướng dẫn cho bà con cách lấy mẫu đất kiểm tra, nhưng như anh Phượng cho biết thì ít người quan tâm.

Bà con cho rằng, cứ thấy cà phê nhà nào tốt là học, như vậy chắc ăn nhất. Còn khi đại lý đi kiểm tra chất đất, thấy dư lượng phân bón nhiều không những lãng phí tiền của mà còn làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, thì một số người lại bảo là do chất lượng phân kém…

Từ cách làm cảm tính nên dẫn đến chi phí đầu tư cho sản xuất cao, trong khi giá vật tư nông nghiệp mỗi ngày một tăng. Vì vậy, khi giá cà phê đứng yên, hoặc giảm đồng nghĩa nguy cơ lỗ vốn của nông dân lại cận kề.

Từ câu chuyện giá cà phê giảm, rồi những trăn trở, lo toan của nông dân đã bộc lộ những hạn chế trong việc đầu tư cho sản xuất. Do đó, nếu nông dân biết căn cơ, hạch toán khi mua sắm vật tư phục vụ sản xuất, chắc chắc sẽ tiết giảm khá nhiều chi phí đầu tư bất hợp lý. Làm được điều này, có lẽ dù giá cà phê “đứng” ở mức 30.000 đồng/kg thì nỗi lo của nhiều nông dân cũng sẽ giảm đi khá nhiều.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau báo động tình trạng bơm nước vào heo trước khi giết mổ Cà Mau báo động tình trạng bơm nước vào heo trước khi giết mổ

Thời gian qua, tình trạng bơm nước vào heo hơi trước khi giết mổ làm tăng ký, ăn gian người tiêu dùng diễn ra ngày càng tăng, với nhiều thủ đoạn phức tạp và có hành vi chống đối ngành chức năng. Đây không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

12/08/2015
Đồng Văn (Hà Giang) cải tạo tầm vóc đàn dê Đồng Văn (Hà Giang) cải tạo tầm vóc đàn dê

Nhằm cải tạo giống dê địa phương có trọng lượng nhỏ (tối đa chỉ từ 25 - 30kg), và đang dần bị thoái hóa giống. Để đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, tăng thu nhập giúp người dân XĐGN theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã xây dựng và thực hiện Phương án cải tạo đàn dê với mục tiêu nâng cao tầm vóc, trọng lượng của dê.

12/08/2015
Thị trấn Phố Ràng (Lào Cai) nuôi thử nghiệm cá bằng lồng lưới Thị trấn Phố Ràng (Lào Cai) nuôi thử nghiệm cá bằng lồng lưới

Nếu mô hình thử nghiệm thành công, thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên - Lào Cai) sẽ khuyến khích các hộ nuôi cá áp dụng mô hình này thay cho lồng bè trước đây.

12/08/2015
Cá lóc giống gặp khó Cá lóc giống gặp khó

Khởi phát hơn chục năm, nghề nuôi cá lóc giống tại xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) đã mang lại thu nhập khá cho nhiều nông dân ít đất canh tác. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, mô hình kinh tế này đang đối diện với nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

12/08/2015
Nhu cầu tiêu thụ cá hồi, cá tầm Sa Pa tăng đột biến Nhu cầu tiêu thụ cá hồi, cá tầm Sa Pa tăng đột biến

Mùa du lịch hè năm nay, Sa Pa (Lào Cai) lâm vào tình trạng khan hiếm đặc sản cá hồi, cá tầm. Lượng khách du lịch tăng cao đột biến, nguồn cung cấp lại không đủ… khiến giá loại đặc sản này tăng cao, từ 100 - 120 nghìn đồng/kg.

12/08/2015