Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Giảm

Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Giảm
Ngày đăng: 30/12/2013

Theo tổng kết của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), năm 2013 dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đều giảm so với năm ngoái.

Cụ thể, năm 2013, dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra tại 50 xã (giảm 83% so với năm 2012), phường của 23 huyện, quận (giảm 81% so với năm 2012) thuộc 7 tỉnh (giảm 78% so với năm 2012), làm 59.829 con gia cầm mắc bệnh. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 79.522 con (giảm 88% so với năm 2012).

Năm 2013, về cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm; vaccine cúm gia cầm hỗ trợ của Nhà nước chỉ sử dụng khoảng 2 triệu liều, còn tồn 38 triệu liều và đang làm thủ tục chuyển sang năm 2014.

Đối với dịch tai xanh ở lợn, dịch đã xảy ra tại 168 xã, phường của 46 huyện, quận thuộc 13 tỉnh; tổng số lợn mắc bệnh 38.532 con; số lợn tiêu hủy là 18.452 con. So với năm 2012, số tỉnh có dịch giảm 43,5%; số huyện có dịch giảm gần 40%; số xã có dịch giảm 42,4%; số gia súc mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy giảm 42,6%.

Năm 2013, Chính phủ cấp 1 triệu liều vaccine tai xanh dự trữ để phòng chống dịch, tuy nhiên cho đến nay mới cấp hỗ trợ cho các địa phương 530.000 liều, hiện tại đang còn tồn 470.000 liều và đang làm thủ tục xin chuyển sang năm 2014.

Đối với dịch lở mồm long móng xảy ra tại 145 xã của 44 huyện thuộc 9 tỉnh, tập trung vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, số gia súc mắc bệnh là 5.648 con, tiêu hủy là 1.193 con. Ngoài ra, còn một số địa phương có xuất hiện ổ dịch trên đàn gia súc, gia cầm dưới dạng nhỏ lẻ nhưng đã được chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn xử lý kịp thời, không để dịch lây lan.

Đối với dịch bệnh trên tôm, trong năm 2013, tuy xảy ra ở nhiều địa phương hơn, nhưng tổng diện tích bị bệnh chỉ bằng khoảng 49,15% so với năm 2012. Dịch bệnh trên các loại thuỷ sản khác vẫn diễn ra rải rác, không phát triển thành dịch trầm trọng.

Cục Thú y cho biết, tính đến ngày 28/12, cả nước chỉ còn tỉnh Phú Yên có tỉnh lở mồm long móng chưa qua 21 ngày. Tuy nhiên, năm 2014 Việt Nam sẽ hội nhập kinh tế thế giới mạnh hơn và một trong những ngành chịu tổn thương nhiều nhất là chăn nuôi. Do đó, ngành thú y phải làm thật tốt khâu kiểm soát nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Gỡ rối cho ngành cá tra Gỡ rối cho ngành cá tra

Tại hội nghị bàn giải pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra tổ chức ngày 30-7 ở TP Cần Thơ, TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra, cho rằng cá tra ban đầu chủ yếu được tiêu thụ nội địa nhưng kể từ những năm 2000 đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

04/08/2015
Ngư dân Ninh Thuận được mùa ruốc sớm Ngư dân Ninh Thuận được mùa ruốc sớm

Khoảng một tuần trở lại đây, ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ khu vực biển Khánh Hải – Nhơn Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) “trúng mùa” ruốc. Sản lượng đánh bắt mỗi ngày ước đạt hàng chục tấn.

04/08/2015
Sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm Sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm

Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT (Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ngành cá tra đang hướng đến phát triển theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra trên thị trường.

04/08/2015
Nuôi tôm ở Kim Sơn cần có giải pháp lâu dài Nuôi tôm ở Kim Sơn cần có giải pháp lâu dài

Nuôi trồng thủy sản góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thời tiết nên nuôi trồng thủy sản có nhiều rủi ro. Vụ nuôi thủy sản vừa qua, một số diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện bị chết làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như thu nhập của người dân.

04/08/2015
Nuôi tôm an toàn Nuôi tôm an toàn

Ông Phan Khắc Nhựt Tiến ở khóm 8, phường 5, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có kinh nghiệm 15 năm nuôi tôm.

04/08/2015