Cây Màu Xen Thanh Long

Trồng cây màu xen canh trong giai đoạn cây thanh long chờ ngày thu trái là phép toán lấy ngắn nuôi dài đạt hiệu quả cao của nông dân Bình Thuận.
Việc trồng xen canh như trên không mới, song việc chăm sóc cho nhiều cây trồng trên một mảnh đất là không phải chuyện dễ như trước đây. Do biến đổi khí hậu, các loại bệnh lạ phát sinh ngày càng nhiều hoặc sâu rầy đã bị nhờn thuốc. Vì thế việc chăm sóc cây trồng gặp nhiều khó khăn.
Rệp trắng, rầy đen, sâu bọ bám vào cây màu ảnh hưởng rất nhiều đến dây thanh long đang độ phát triển, nhiều khi thuốc xịt cho hoa màu không phù hợp với thanh long, làm cho dây không phát triển như bình thường.
Để chia sẻ vài mẹo nhỏ trong việc trồng cà ớt xen canh với thanh long hạn chế được sâu bệnh, anh Hồ Xuân Định, nông dân xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Buổi sáng thấy có nhiều sương mù là tưới hoa màu và thanh long ngay, mỗi đợt thu hoạch cà, ớt thì phải tỉa bớt cành nhánh của cây, xịt thuốc ngăn ngừa, thì tỷ lệ sâu bệnh rất thấp, không ảnh hưởng tới sự phát triển của thanh long”.
Trước đây, việc trồng xen canh lấy ngắn nuôi dài, thu nhập của nông dân vẫn ổn định, thay vì đến vụ mới thu hoạch lúa thì giờ vẫn có cái thu hoạch theo, 2 năm sau thanh long cho trái thì nhàn hơn trồng lúa rất nhiều. Nhưng giờ đây bà con rất ít hứng thú với việc trồng xen canh vì lo trồng nhiều loại cây sẽ ảnh hưởng tới thanh long.
Hộ anh Hồ Xuân Định là điển hình trồng xen canh hoa màu đạt hiệu quả. Trước đây 3 sào ruộng trồng lúa của anh tới vụ thu hoạch chỉ đạt khoảng 6 tạ/sào, trừ chi phí chỉ thu về khoản 7 - 8 triệu đồng nhưng rất vất vả. Khi chuyển đổi đất lúa sang trồng thanh long kết hợp xen canh hoa màu rất hiệu quả.
Hiện vườn thanh long chờ ngày thu trái, còn ớt, cà tím thì cho thu hoạch, cứ 3 - 4 ngày 1 lần. Với giá ớt cao sản hiện nay là 40.000 đồng/kg và cà tím 5.000 đồng/kg, trung bình mỗi tháng thu khoảng 7 triệu đồng, trừ chi phí lãi 5 triệu.
Tương tự, hộ anh Nguyễn Chính, hộ gần bên nhờ trồng màu xen thanh long chờ ngày thu trái cũng cho thu nhập khá. Kết thúc vụ ớt vừa qua, ông lãi khoảng 16 triệu đồng. Theo tính toán, nếu kết hợp trồng xen canh thì lợi nhuận trên cùng diện tích có thể nâng lên đáng kể, có thêm thu nhập thường xuyên để trang trải cuộc sống và tiền đầu tư chăm sóc cây thanh long tốt hơn.
Điều mà bà con trồng màu nơi đây cảm thấy an tâm là thị trường đầu ra rất ổn định, sau khi thu hoạch là thương lái đến tận nơi thu mua, không cần vận chuyển đi xa, giá cả cũng ở mức cao.
Thuận lợi của mô hình này là, khi chăm sóc thanh long thì chăm sóc màu, tận dụng lượng phân dư thừa từ màu để cung cấp cho cây thanh long, từ đó nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, trồng màu chỉ nhọc là phải theo dõi và chăm sóc thường xuyên, nhưng bù lại cho nguồn thu nhập rất cao, từ 15 - 30 triệu đồng/công/năm.
Bình Thuận có khoảng 20.000 ha thanh long, là cây trồng chủ lực của tỉnh, góp phần mang lại thu nhập cao cho người trồng so với trồng đất lúa 1 vụ kém hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Hằng năm, cứ vào thời điểm giao mùa cũng là lúc tôm chết hàng loạt. Năm nay cũng vậy, dù mới xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, nhưng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại ở Bạc Liêu đã lên đến hơn 4.820ha.

Ngày 30-5, ông Lê Sỹ Quý, Phó phòng NN-PTNT huyện Chư Sê, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết, giá hạt tiêu Chư Sê bán ra hiện đang ở mức xấp xỉ 150.000 đồng/kg.

Năm 2013, việc nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở các địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã gặt hái được kết quả khả quan. Chỉ tiêu đặt ra cho NTTS năm 2014 không chỉ là nâng cao sản lượng, mà chất lượng sản phẩm còn phải đạt được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Cánh đồng xóm Khoang, Vỏ, Bọ, xã Phúc Tuy, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) trải dài màu xanh xám của ngô đến kỳ thu hoạch. Cây tốt, bắp đều, râu ngô nâu dài phất phơ. Chỉ có điều tước vỏ chẳng thấy hạt đâu.

Nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa hè thu, tuy nhiên giá lại giảm 200-400 đồng trên mỗi kg trong khi thương lái không mua hàng nhiều.