Nông Dân Cần Cải Tạo Và Gia Cố Bờ Bao Đúng Kỹ Thuật Cho Vụ Tôm Mới Ở Bạc Liêu

Hiện nay, nông dân đang tập trung thả giống nuôi vụ tôm mới, chủ yếu tập trung ở huyện Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai và TP. Bạc Liêu.
Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, đối với mô hình nuôi tôm sú thâm canh - bán thâm canh, bà con nên thả nuôi với mật độ khoảng 25 con/m2. Bên cạnh đó, cần tuân thủ các kỹ thuật về cải tạo, xử lý môi trường, không sử dụng các loại hóa chất cấm ngoài danh mục. Thiết kế ao nuôi đúng kỹ thuật, nhất là các ao đầm dọc theo ven biển Đông nên gia cố bờ bao với đỉnh bờ đạt cao trình + 2,50 m để tránh thiệt hại khi có mưa ngập, nước dâng…
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ NN-PTNT, với quy định này, ngư dân có thể đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần. Khi vay vốn, ngư dân có thể thế chấp bằng tàu đóng mới, tàu cải hoán, tàu nâng cấp để đảm bảo vốn vay.

Năm 2013, tỉnh Cà Mau bắt tay triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống, Đề án được kỳ vọng sẽ tạo được nguồn giống đủ lớn nhắm đáp ứng nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh.

Đến hết tháng 5-2014, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi 2.954 ha, diện tích thu hoạch 1.478 ha, sản lượng thu hoạch hơn 335 nghìn tấn cá tra. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 4-2014 đạt đỉnh điểm với mức 27 nghìn đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi để tái sản xuất.

Theo tin từ UBND thành phố Hội An cho biết, trong 5 tháng đầu năm, ngư dân Hội An đã khai thác được hơn 8 nghìn tấn thủy sản các loại, đạt 60,4 % kế hoạch năm.

UBND tỉnh tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá theo hướng nâng cao công suất để tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả nghề cá; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả thông qua các tổ đoàn kết sản xuất trên biển, HTX đánh bắt xa bờ, nghiệp đoàn nghề cá,…