Dạy Nông Dân Kỹ Năng Kinh Doanh
Để giúp làng nghề mộc ở thôn Thượng Mao phát triển bền vững, Hội (ND) nông dân phường Phú Lương (quận Hà Đông, Hà Nội) đã thành lập Hiệp hội Làng nghề, tổ chức dạy nghề và dạy ND bán sản phẩm…
Ông Nguyễn Vi Hải - Chủ tịch Hội ND phường Phú Lương cho biết, thôn Thượng Mạo có 489 hộ thì tới 420 hộ làm nghề mộc. Năm 2009, làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống. Để phát triển làng nghề, song song với việc truyền dạy nghề, tháng 10.2013 Hội ND phường đã thành lập Hiệp hội Làng nghề mộc truyền thống thôn Thượng Mạo.
Dạy nghề, dạy kỹ năng làm thương mại
Ông Nguyễn Quang Thoại - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề cho biết: “Hiệp hội Làng nghề hoạt động dưới sự quản lý của Hội ND phường, mục đích dạy nghề một cách bài bản cho ND, các hộ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương”.
Hiệp hội Làng nghề bao gồm 102 hội viên. Hàng năm, hiệp hội tổng kết đánh giá hoạt động trong năm. Hiệp hội có trách nhiệm giúp đỡ hội viên tham gia hội chợ, trưng bày giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu cải tiến mẫu mã, đầu tư trang thiết bị tăng năng suất lao động. Hoạt động quan trọng nhất của Hiệp hội Làng nghề là dạy nghề cho hội viên ND.
“Năm 2013, Hội ND phường phối hợp với Phòng Kinh tế quận và Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức 2 lớp dạy nghề mộc cho các hội viên trong Hiệp hội Làng nghề. Trong 3 tháng, học viên được trang bị kiến thức làm mộc; kỹ năng buôn bán, quảng bá sản phẩm (dịch vụ thương mại)”- ông Thoại cho hay.
Học xong về mở xưởng
Với trách nhiệm Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề, ông Thoại cùng với các thành viên trong hiệp hội thường xuyên nhận lao động chưa có tay nghề ở trong thôn và ở các tỉnh khác về dạy nghề và tạo việc làm. “Trước đây tôi học nghề từ cha ông, sau khi thành thạo tôi bắt đầu tách ra làm mộc (năm 16 tuổi).
Với diện tích nhà xưởng 200m2, gia đình tôi đang dạy nghề và giải quyết việc làm cho 5-6 lao động. Một số sau khi có nghề thì về quê mở xưởng, số còn lại thì tôi nhận vào làm hoặc giới thiệu đến xưởng của hội viên khác” - ông Thoại kể.
"Nhờ có nghề mộc, thu nhập của hội viên trong hiệp hội ổn định, kinh tế phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động trong thôn. Năm 2013, thu nhập từ nghề mộc ở thôn Thượng Mạo hơn 40 tỷ đồng”.
Ông Nguyễn Quang Thoại
Cùng với dạy nghề, ông Thoại còn chia sẻ công việc với các hội viên. Ký kết được các hợp đồng làm ăn lớn, ông liên kết với xưởng khác trong thôn. Nhờ vậy, thu nhập của hội viên luôn ổn định và nâng cao.
Ông Đặng Đình Huân- hội viên Hiệp hội Làng nghề chia sẻ: “Tôi đã có thâm niên hơn 30 năm trong nghề. Hiện xưởng của gia đình tôi có 3 lao động, chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp và đồ thờ các loại với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Hàng năm, tôi thường xuyên tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho lao động trong thôn và các tỉnh lân cận”.
Anh Hiếu (phường La Khê, Hà Đông) - công nhân làm việc tại xưởng mộc của ông Huân bộc bạch: “Tôi học hết THPT, không có nghề trong tay đi xin việc ở đâu cũng khó. Được ông Huân nhận vào dạy nghề và tạo việc làm, tôi có khoản thu nhập phụ giúp cho gia đình. Sau một thời gian thành thục tay nghề, tôi về quê mở xưởng mộc riêng và tạo công ăn việc làm cho các lao động ở phường”.
Có thể bạn quan tâm
Sau nhiều năm làm bạn với ong, giờ đây anh Trần Văn Phước (45 tuổi), thôn An Kim, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang sở hữu một trang trại nuôi ong bề thế, mỗi năm mang về cho gia đình anh hơn 400 triệu đồng.
Để tiếp tục khai thác thế mạnh về chè, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè để mang lại lợi ích cao nhất.
Dù diện tích sản xuất lúa ngày càng bị thu hẹp, nhưng nhiều người trồng lúa tại TP.Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) vẫn sống khỏe nhờ biết chuyển sang trồng lúa giống.
Lớp dạy canh tác lúa cải tiến mở tại xã Cổ Loa, Đông Anh, TP.Hà Nội do Hội nông dân xã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân trong xã.
Đây là giống lúa do Tập đoàn Bayer lai tạo, thời gian sinh trưởng khoảng 120 - 125 ngày vụ mùa, 140 ngày vụ xuân; hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, đẻ nhánh khỏe, bộ lá đứng, thân cây cao, cứng cây nên chống đổ tốt.