Nỗi Lo Cạn Nguồn Cua Da
Những năm trước, nhờ đặc sản cua da, cuộc sống nhiều hộ dân vùng quê Yên Dũng (Bắc Giang) được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, gần đây, đặc sản này có nguy cơ cạn nguồn.
Món ăn hấp dẫn
Lâu nay, cua da sống ở sông Cầu đoạn chảy qua các xã Thắng Cương, Yên Lư, Đồng Việt nổi tiếng thơm ngon ít nơi nào có được.
Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).
Vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 âm lịch là thời điểm thích hợp để đánh bắt cua da. Theo kinh nghiệm của ngư dân, trời càng rét, việc đánh bắt càng thuận lợi.
Thời điểm đánh bắt cua da trong ngày khá ngắn bởi “nước đứng hoặc nước chảy mạnh không bắt được, phải là nước chảy rìu rìu thì mới có. Thả lưới thường vào ban đêm khi nước lên hoặc tầm 2 giờ đến 3 giờ chiều nước xuống” – anh Trần Thế Cường, thôn Thắng Cương, xã Thắng Cương, đã 20 năm làm nghề chài lưới cho biết như vậy.
Thời gian đánh bắt ngắn, sản lượng cũng không nhiều nên cua da khá hiếm, có thời điểm giá 350.000 đồng/kg. Cua da Yên Dũng được ưa chuộng, có mặt ở nhiều nhà hàng, được các thương lái mang đi nhiều vùng miền trong cả nước. Nhờ cua da mà kinh tế nhiều gia đình ở Yên Dũng được cải thiện đáng kể. Đặc sản cua da cũng trở thành niềm tự hào của người dân miền quê này.
Bấp bênh nguồn cung
Lợi nhuận là vậy nhưng đặc sản cua da Yên Dũng đang đứng trước bờ vực bị mất nguồn cung khi liên tiếp 3 năm trở lại đây sản lượng đánh bắt giảm rõ rệt.
Theo nhiều người dân chuyên đánh bắt, nếu những năm trước, mỗi ngày có thuyền đánh bắt được 6kg – 7kg thì nay có khi chẳng bắt được con nào. Anh Trần Thế Cường cho biết thêm: “Nhiều người muốn mua cua phải đặt trước từ 2 đến 3 ngày mới có vài cân.
Chủ yếu là đi gom từ các thuyền trong khu thôi, không phải thuyền nào thả lưới cũng có”. Theo anh Cường, để đánh bắt cua da đòi hỏi vốn lớn bởi một bộ lưới bát quái giá 270.000 đồng, mỗi thuyền phải có hàng chục thậm chí hàng trăm bộ, ngoài ra còn chi phí cho thuyền máy chạy dầu với giá 30 triệu đến 40 triệu đồng/thuyền.
Với sản lượng đánh bắt giảm rõ rệt trong những năm trở lại đây thì việc hoàn vốn là chuyện không hề dễ dàng. Nhiều hộ dân đã nghĩ đến chuyện bỏ nghề đánh bắt. Ông Nguyễn Ngọc Lân, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thắng Cương cho biết: “Các nhà hàng bây giờ chủ yếu là cua nuôi, chất lượng thịt không thể bằng cua sông. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thương hiệu cua da Yên Dũng”.
Theo một số người dân nơi đây, đặc sản ít đi chủ yếu do nguồn nước bị ô nhiễm khi các công ty ở thượng nguồn liên tục xả thải ra sông. “mỗi lần các doanh nghiệp xả thải là cá nổi trắng sông, nước có mùi khó chịu. Cá lập lờ mặt nước nên đánh bắt dễ lắm. Nhưng sau đợt đó thì sông chẳng còn gì” – ông Nguyễn Văn Thành, thôn Đông Hưng, xã Nham Sơn, người nhiều năm theo nghề chài lưới chia sẻ.
Lợi nhuận của cua da mang lại cho người dân đáng kể, nhưng để giữ được nguồn đặc sản này đòi hỏi những biện pháp tích cực và cụ thể hơn nữa từ các cấp chính quyền.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/135329/noi-lo-can-nguon-cua-da.html
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, tại ấp Mỹ Trung, xã Hậu Mỹ Bắc B, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm BVTV huyện Cái Bè (Tiền Giang) và chính quyền xã tổ chức hội thảo chuẩn bị sản xuất lúa vụ đông xuân 2013 - 2014. Tham gia cuộc hội thảo có gần 150 hộ nông dân trồng lúa ở xã Hậu Mỹ Bắc B.
Hơn một tháng qua, trên mặt bằng trước chợ huyện Phù Mỹ (Bình Định), hàng ngày đều có một lượng kiệu giống rất lớn đổ về chợ, chật ních dòng người mua-bán ken dày, rất vui như chợ tết.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn (An Giang), Trần Văn Mì, cho biết: Dự án trồng cây chùm ngây được triển khai từ tháng 4- 2010 với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, tại 3 mô hình, trồng thí điểm ở khu vực núi Dài và núi Cô Tô.
Hiện nay, nghề trồng nấm ở một số huyện trong tỉnh Bắc Giang phát triển khá mạnh, không chỉ góp phần tăng thu nhập cho bà con mà còn cung cấp thực phẩm sạch, bảo vệ môi trường.
Là huyện có truyền thống và thế mạnh trong sản xuất vụ đông, những năm qua Vũ Thư (Thái Bình) luôn chú trọng, từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm. Vụ đông năm 2013, huyện phấn đấu gieo trồng 7.250 ha, tập trung phát triển những cây chủ lực như đậu tương, khoai tây, ngô...