Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi Lo Cạn Nguồn Cua Da

Nỗi Lo Cạn Nguồn Cua Da
Publish date: Thursday. December 18th, 2014

Những năm trước, nhờ đặc sản cua da, cuộc sống nhiều hộ dân vùng quê Yên Dũng (Bắc Giang) được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, gần đây, đặc sản này có nguy cơ cạn nguồn.

Món ăn hấp dẫn

Lâu nay, cua da sống ở sông Cầu đoạn chảy qua các xã Thắng Cương, Yên Lư, Đồng Việt nổi tiếng thơm ngon ít nơi nào có được.

Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).

Vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 âm lịch là thời điểm thích hợp để đánh bắt cua da. Theo kinh nghiệm của ngư dân, trời càng rét, việc đánh bắt càng thuận lợi.

Thời điểm đánh bắt cua da trong ngày khá ngắn bởi “nước đứng hoặc nước chảy mạnh không bắt được, phải là nước chảy rìu rìu thì mới có. Thả lưới thường vào ban đêm khi nước lên hoặc tầm 2 giờ đến 3 giờ chiều nước xuống” – anh Trần Thế Cường, thôn Thắng Cương, xã Thắng Cương, đã 20 năm làm nghề chài lưới cho biết như vậy.

Thời gian đánh bắt ngắn, sản lượng cũng không nhiều nên cua da khá hiếm, có thời điểm giá 350.000 đồng/kg. Cua da Yên Dũng được ưa chuộng, có mặt ở nhiều nhà hàng, được các thương lái mang đi nhiều vùng miền trong cả nước. Nhờ cua da mà kinh tế nhiều gia đình ở Yên Dũng được cải thiện đáng kể. Đặc sản cua da cũng trở thành niềm tự hào của người dân miền quê này.

Bấp bênh nguồn cung

Lợi nhuận là vậy nhưng đặc sản cua da Yên Dũng đang đứng trước bờ vực bị mất nguồn cung khi liên tiếp 3 năm trở lại đây sản lượng đánh bắt giảm rõ rệt.

Theo nhiều người dân chuyên đánh bắt, nếu những năm trước, mỗi ngày có thuyền đánh bắt được 6kg – 7kg thì nay có khi chẳng bắt được con nào. Anh Trần Thế Cường cho biết thêm: “Nhiều người muốn mua cua phải đặt trước từ 2 đến 3 ngày mới có vài cân.

Chủ yếu là đi gom từ các thuyền trong khu thôi, không phải thuyền nào thả lưới cũng có”. Theo anh Cường, để đánh bắt cua da đòi hỏi vốn lớn bởi một bộ lưới bát quái giá 270.000 đồng, mỗi thuyền phải có hàng chục thậm chí hàng trăm bộ, ngoài ra còn chi phí cho thuyền máy chạy dầu với giá 30 triệu đến 40 triệu đồng/thuyền.

Với sản lượng đánh bắt giảm rõ rệt trong những năm trở lại đây thì việc hoàn vốn là chuyện không hề dễ dàng. Nhiều hộ dân đã nghĩ đến chuyện bỏ nghề đánh bắt. Ông Nguyễn Ngọc Lân, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thắng Cương cho biết: “Các nhà hàng bây giờ chủ yếu là cua nuôi, chất lượng thịt không thể bằng cua sông. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thương hiệu cua da Yên Dũng”.

Theo một số người dân nơi đây, đặc sản ít đi chủ yếu do nguồn nước bị ô nhiễm khi các công ty ở thượng nguồn liên tục xả thải ra sông. “mỗi lần các doanh nghiệp xả thải là cá nổi trắng sông, nước có mùi khó chịu. Cá lập lờ mặt nước nên đánh bắt dễ lắm. Nhưng sau đợt đó thì sông chẳng còn gì” – ông Nguyễn Văn Thành, thôn Đông Hưng, xã Nham Sơn, người nhiều năm theo nghề chài lưới chia sẻ.

Lợi nhuận của cua da mang lại cho người dân đáng kể, nhưng để giữ được nguồn đặc sản này đòi hỏi những biện pháp tích cực và cụ thể hơn nữa từ các cấp chính quyền.

Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/135329/noi-lo-can-nguon-cua-da.html


Related news

Cà Mau chuẩn bị cho nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa Cà Mau chuẩn bị cho nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa

Năm 2014, bà con nông dân trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa ở huyện Thới Bình như: Biển Bạch, Trí Phải, Trí Lực… trúng đậm vụ tôm càng xanh nuôi xen trên ruộng lúa trong mùa mưa. Năm nay, tinh thần chuẩn bị nuôi tôm càng xanh của bà con huyện Thới Bình càng khí thế hơn và nhiều địa phương khác ở Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời cũng hưởng ứng theo với lượng giống đã đăng ký mua tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau khá lớn, đặc biệt là giống tôm càng xanh toàn đực.

Tuesday. July 21st, 2015
Chọn tôm giống chất lượng là vấn đề then chốt Chọn tôm giống chất lượng là vấn đề then chốt

Trong hoạt động nuôi tôm nước lợ, con giống là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của một vụ tôm. Do đó, việc chọn tôm giống đúng quy cách phải được quan tâm hàng đầu để đảm bảo vụ tôm thắng lợi.

Tuesday. July 21st, 2015
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản

Nhiều năm qua, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã tận dụng lợi thế sông, suối, ao, hồ, ruộng để phát triển chăn nuôi thủy sản. Các loài cá được nuôi nhiều là cá dầm xanh, anh vũ, bỗng, chiên, cá chép ruộng...

Tuesday. July 21st, 2015
Đầu tư hơn 82 tỉ đồng mở rộng khu sản xuất giống thủy sản Đầu tư hơn 82 tỉ đồng mở rộng khu sản xuất giống thủy sản

Ngày 16/7, nguồn tin từ Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh vừa đồng ý cho DNTN Thủy sản Đắc Lộc thực hiện dự án Đầu tư mở rộng khu sản xuất giống thủy sản Xuân Hải (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên).

Tuesday. July 21st, 2015
Phù Cát (Bình Định) có diện tích nuôi trồng thủy sản giảm Phù Cát (Bình Định) có diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

6 tháng đầu năm 2015, do thời tiết nắng nóng kéo dài, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định) đạt thấp. Toàn huyện đã đưa vào nuôi các loại thủy sản trên diện tích 462 ha, đạt 78,3% kế hoạch cả năm, giảm gần 158 ha so với cùng kỳ năm trước.

Tuesday. July 21st, 2015