Cả Nước Có Gần 18.000 Ha Cây Thanh Long Bị Dịch Bệnh Đốm Nâu

Số ha cây thanh long bị bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Cruos – Slippers gây nên.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn), trên cả nước hiện trồng khoảng 33.600 ha cây thanh long thương phẩm. Trong đó, tại tỉnh Bình Thuận có 24.000 ha, Long An có 5.400 ha và tỉnh Tiền Giang trồng 4.200 ha.
Gần đây, thanh long là cây ăn quả cho kinh tế cao nhất so với các loại cây ăn trái khác do xuất khẩu giá cao và cho trái quanh năm.
Tuy nhiên, hiện nay cả nước có khoảng 18.000 ha cây thanh long bị bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum(Penz) Cruos – Slippers gây nên. Loại bệnh này chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, gây giảm năng suất, chất lượng trái thanh long. Do đó, để bảo vệ vườn cây thanh long thương phẩm đạt giá trị xuất khẩu cao, nhà vườn cần đổi mới quy trình canh tác, áp dụng đúng theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.
Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật) khuyến cáo bà con nông dân dựa vào canh tác là chính. Người dân phải bón phân chuồng và NPK và phân vi lượng để cây thanh long phát triển bộ rễ tốt, cây có sức đề kháng cao.
Những vườn thanh long rậm rạp, bà con nên tỉa bớt những tượt dưới, bởi vì những tượt dưới không cho trái mà nằm dày đặc tạo ẩm độ rất cao. Bà con trồng mới nên trồng vào cuối mùa mưa thì nó ra những tượt vào đầu mùa nắng ít bị nhiễm bệnh hơn.
Có thể bạn quan tâm

Thống kê của Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện, hiện trên địa bàn có hơn 5ha đất vườn kém hiệu quả được bà con chuyển sang trồng cây tiêu, tăng hơn 2ha so với năm 2013, tập trung ở xã Vị Đông, Vị Thanh và Vị Bình. Theo một số hộ canh tác cho biết, cây tiêu thích nghi tốt với thổ nhưỡng ở địa phương và kỹ thuật trồng tương đối dễ, ít dịch bệnh, đặc biệt là đầu ra rất thuận lợi, được thương lái đến tận nơi thu mua với số lượng nhiều.

Ở Dak Lak, ngoài diện tích cà phê, cao su, hồ tiêu... cho hiệu quả kinh tế cao, diện tích đất canh tác còn lại chủ yếu là trồng cây ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ các loại. Các loại cây trồng ngắn ngày kể trên có nhiều hạn chế, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp - chỉ bình quân 20 triệu đồng/ha.

Sáng sớm, khi những giọt sương sa còn vương trên lá, bà con nông dân ở thôn Long Yên, xã Bình Long (Bình Sơn - Quảng Ngãi)- một trong những vùng trồng kiệu lớn nhất tỉnh đã ra đồng thu hoạch kiệu để kịp chiều giặt rửa bán tho thương lái. Đâu đâu cũng thấy người thu hoạch kiệu, giặt kiệu, cân kiệu. Những chiếc xe chở kiệu nặng trĩu nối đuôi nhau chạy trên khắp đường quê, ngõ xóm.

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.

Tràng Lương là xã miền núi của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ở những khu vực trồng lúa kém hiệu quả, các hộ trồng thêm khoai, lạc, nhưng giá trị kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Tạ Văn Chiến (SN 1986, ở thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang phát triển trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.