Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhờ mô hình sáng tạo trên ếch dưới cá nông dân thu lãi 200 triệu mỗi năm

Nhờ mô hình sáng tạo trên ếch dưới cá nông dân thu lãi 200 triệu mỗi năm
Ngày đăng: 23/10/2015

Trên ếch, dưới cá là cách thức nuôi kết hợp độc đáo của ông Sơn. Thức ăn rơi vãi, chất thải của ếch sẽ là nguồn thức ăn cho cá, góp phần giảm chi phí thức ăn, hạn chế ô nhiễm ao nuôi. 

Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá của gia đình ông Nguyễn Hải Sơn.

Trước đó, ông Sơn đi tham quan thực tế ở một số mô hình nuôi kết hợp ếch với cá tại tỉnh bạn. Nhận thấy cách làm này phù hợp với điều kiện của gia đình, tháng 5-2014.

Được một Công ty ở Sóc Sơn chấp thuận cung ứng giống và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, ông dành diện tích mặt nước khoảng 10 m2 chia thành 3 ô chuồng, đầu tư đóng cọc thành bè để nuôi ếch và quây lưới xung quanh. Sau 3 tháng, lứa ếch đầu tiên thu hoạch được hơn 1 tấn, bán với giá 45 nghìn đồng/kg, trừ chi phí ông thu lãi hơn 20 triệu đồng. Năm nay, ông tiếp tục mở rộng diện tích nuôi, thu hoạch hơn 2 tấn; khoảng 1 vạn con lứa kế tiếp sẽ được xuất bán sau 1 tháng nữa.

Ông Sơn cho biết, trong quá trình nuôi, yếu tố quan trọng nhất là tránh được những trận mưa axit cho ếch và cá không bị ô nhiễm bởi chất thải của ếch. Để vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, sau mỗi đợt thu hoạch phải khử trùng lồng bè, ao bằng chế phẩm sinh học. Qua thực tế chăn nuôi, ông nhận thấy ếch thích nghi với môi trường ở địa phương; tỷ lệ sống đến khi thu hoạch đạt hơn 90%, ít bị bệnh, 3-4 con/kg. 

Để tiện cho việc chăm sóc, trong khi nuôi cần tách các loại ếch lớn, nhỏ thành từng ô riêng để tránh sự cạnh tranh thức ăn dẫn đến tình trạng chậm lớn. 

Ngoài ra, căng bạt hoặc lưới che chắn lồng cẩn thận để khắc phục yếu tố bất lợi như nhiệt độ thay đổi, mưa nhiều. Nhờ mô hình kết hợp này, mỗi năm ông Sơn thu lãi gần 200 triệu đồng. 


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.

12/11/2012
Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.

13/11/2012
Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị? Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị?

Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.

14/11/2012
Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

14/11/2012
Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.

17/11/2012