Giáp Tết, Ngư Dân Trúng Cá Ngừ Đại Dương
Theo Trạm Kiểm soát Biên phòng Đà Rằng (Đồn Biên phòng Tuy Hòa, Phú Yên), từ ngày 29/1 đến 5/2 tại bến cá phường 6 có gần 16 tàu câu cá ngừ đại dương cập bến sau chuyến khai thác đầu vụ.
Mỗi tàu câu được từ 1,2 tấn đến hơn 3 tấn cá ngừ đại dương; trong đó có 14 tàu đạt sản lượng từ 1,5 tấn đến hơn 3 tấn và tất cả đều có lãi, 2 tàu đạt hơn 1 tấn, đủ phí tổn. Riêng tàu PY 96077 TS công suất 444 mã lực của ông Lê Anh Dũng câu được 3 tấn cá ngừ, sau khi trừ phí tổn lãi hơn 300 triệu đồng, mỗi thuyền viên được chia 17 triệu đồng.
Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 Phan Thuẩn cho biết: “Mặc dù giá cá ngừ loại 1 chỉ còn 145.000 đồng/kg, giảm 25.000 đồng/kg so với năm ngoái, nhưng nhờ giá dầu giảm nên chi phí chuyến biển cũng giảm; đồng thời ngư dân chủ động khai thác các loại hải sản khác nên tàu nào đạt từ 1,5 tấn cá ngừ đại dương trở lên đều có lãi”.
Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Phó trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng cho biết, hiện còn 161 tàu của ngư dân phường 6 đang khai thác cá ngừ đại dương tại khu vực quần đảo Trường Sa. Dự kiến từ ngày 20 đến 28 tháng Chạp (ngày 8 đến 16/2) các tàu này sẽ cập cảng để ngư dân đón Tết Nguyên đán Ất Mùi.
Có thể bạn quan tâm
Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công quy trình cho sinh sản nhân tạo, ấp nở và ương nuôi cá bột đối với nguồn cá đối bố mẹ thành thục được chọn từ tự nhiên. Theo TS Lê Quốc Việt cùng nhóm cộng sự, cá đối mẹ có trọng lượng 250g, cho đẻ trên 300.000 trứng, tỷ lệ nở khoảng 50%. Cá bột lớn nhanh, đạt kích cỡ 1,1 - 1,3cm và tỷ lệ sống 20% - 40% sau ba tuần tuổi.
Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.
Vụ nuôi tôm năm nay, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước - Bình Định) thả nuôi trên diện tích 327 ha, trong đó có 15 ha vùng Kim Đông nuôi theo phương thức bán thâm canh (BTC), 20ha nuôi quảng canh cải tiến đơn tôm, diện tích còn lại nuôi tôm xen với các đối tượng thủy sản khác.
Hàng trăm ha dừa, mía và đất ruộng tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long biến thành ao nuôi cá lóc trong thời gian ngắn. Diện tích nuôi cá không ngừng tăng lên nhưng các địa phương vẫn gặp khó trong việc quản lý.
Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.