Nhờ mô hình sáng tạo trên ếch dưới cá nông dân thu lãi 200 triệu mỗi năm
Trên ếch, dưới cá là cách thức nuôi kết hợp độc đáo của ông Sơn. Thức ăn rơi vãi, chất thải của ếch sẽ là nguồn thức ăn cho cá, góp phần giảm chi phí thức ăn, hạn chế ô nhiễm ao nuôi.
Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá của gia đình ông Nguyễn Hải Sơn.
Trước đó, ông Sơn đi tham quan thực tế ở một số mô hình nuôi kết hợp ếch với cá tại tỉnh bạn. Nhận thấy cách làm này phù hợp với điều kiện của gia đình, tháng 5-2014.
Được một Công ty ở Sóc Sơn chấp thuận cung ứng giống và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, ông dành diện tích mặt nước khoảng 10 m2 chia thành 3 ô chuồng, đầu tư đóng cọc thành bè để nuôi ếch và quây lưới xung quanh. Sau 3 tháng, lứa ếch đầu tiên thu hoạch được hơn 1 tấn, bán với giá 45 nghìn đồng/kg, trừ chi phí ông thu lãi hơn 20 triệu đồng. Năm nay, ông tiếp tục mở rộng diện tích nuôi, thu hoạch hơn 2 tấn; khoảng 1 vạn con lứa kế tiếp sẽ được xuất bán sau 1 tháng nữa.
Ông Sơn cho biết, trong quá trình nuôi, yếu tố quan trọng nhất là tránh được những trận mưa axit cho ếch và cá không bị ô nhiễm bởi chất thải của ếch. Để vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, sau mỗi đợt thu hoạch phải khử trùng lồng bè, ao bằng chế phẩm sinh học. Qua thực tế chăn nuôi, ông nhận thấy ếch thích nghi với môi trường ở địa phương; tỷ lệ sống đến khi thu hoạch đạt hơn 90%, ít bị bệnh, 3-4 con/kg.
Để tiện cho việc chăm sóc, trong khi nuôi cần tách các loại ếch lớn, nhỏ thành từng ô riêng để tránh sự cạnh tranh thức ăn dẫn đến tình trạng chậm lớn.
Ngoài ra, căng bạt hoặc lưới che chắn lồng cẩn thận để khắc phục yếu tố bất lợi như nhiệt độ thay đổi, mưa nhiều. Nhờ mô hình kết hợp này, mỗi năm ông Sơn thu lãi gần 200 triệu đồng.
Related news
Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.
Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.
Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề
Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.