Nhiều Mô Hình Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi

Theo thống kê của UBND tỉnh trong năm 2014, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân trong việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi.
Cụ thể, ngành nông nghiệp đã đưa 4 trại giống chất lượng cao vào hoạt động như trại giống lúa nguyên chủng đáp ứng được được khoảng 63% giống lúa xác nhận I, trại gà giống với hơn 15.000 con gà bố mẹ giống lương phượng;… đầu tư các mô hình chuyển đổi giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh như nuôi bò lai Sind, nuôi heo siêu nạc, gà thả vườn; các điểm trình diễn để giới thiệu các giống mới phục vụ sản xuất.
Bà con nông dân tham quan mô hình trồng hoa đồng tiền tại ấp Phước Trinh, xã Tam Phước (huyện Long Điền).
Ngoài ra, ngành nông nghiệp đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN, hộ sản xuất xây dựng và đưa vào sản xuất các trại giống chất lượng cao như vịt siêu thịt ở huyện Châu Đức, gà lông màu tại 3 huyện Châu Đức, Tân Thành và Xuyên Mộc, phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai nhiều lớp tập huấn, giới thiệu kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, vật nuôi chất lượng cao có thị trường lớn cho người dân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nguồn bài viết: http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201412/nhieu-mo-hinh-ho-tro-nong-dan-chuyen-doi-cay-trong-vat-nuoi-570512/
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi chế độ tưới nước bón phân cũng như phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư đạm, rau nhiễm các loại vi trùng và ký sinh trùng… có khả năng gây hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, sau vụ trồng mới đó, đợt xen canh vụ ngô đông xuân đầu tiên, mỗi hộ gia đình công nhân tham gia trồng mới có thêm thu nhập 35 triệu đồng/ ha. Thực tế sản xuất đã gợi mở con đường tăng thêm thu nhập khá hiệu quả nên những năm sau lượng người nộp đơn xin vào đơn vị nhận khoán trồng mới ngày một nhiều.”

Liên tiếp trong những ngày qua, những trận mưa lớn trái mùa trên diện rộng làm cho hơn 360 ha lúa vụ 2 của nông dân thành phố Cà Mau bị ngã đổ. Theo phản ánh của bà con, lúa bị ngã đổ phải cắt bằng tay, với giá lên tới gần 500.000 đồng/công, (so với cắt bằng máy chỉ khoảng 300.000 đồng/công) nhưng không có nhân công để cắt lúa.