7 Tháng Đầu Năm 2014 Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Tăng 5,2%

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 1.644 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ước khai thác biển đạt 1.542 nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ.
Theo đó, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của 3 tỉnh trọng điểm gồm: Khánh Hòa ước đạt 6.639 tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái; Bình Định 5.801 tấn, tăng 6,6%; Phú Yên đạt 3.320 tấn, giảm 19,3%.
Về nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 7 ước đạt 368 nghìn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 tháng đầu năm đạt 1.819 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 7 tháng đầu năm ước đạt 6.200ha với sản lượng 598 nghìn tấn.
Về nuôi tôm sú, theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình sản xuất tôm sú tháng 7 vẫn ổn định so với tháng trước. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng tôm sú 7 tháng đầu năm của 1 số tỉnh giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, Cà Mau diện tích 263.735ha (giảm 1,1%), sản lượng 67.000 tấn (giảm 0,1%); Bạc Liêu, diện tích 113.620ha (giảm 3,2%), sản lượng 30.335 tấn (giảm 2,6%)…
Riêng tỉnh Kiên Giang, diện tích và sản lượng đều tăng so với cùng kỳ năm trước với diện tích tăng 2,4%, sản lượng tăng 16,5%. Đối với các tỉnh vùng Đông Nam bộ, sản lượng tôm sú đều giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng tôm sú của Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 4,1%, TP. Hồ Chí Minh giảm 9,7%.
Có thể bạn quan tâm

Kết quả quan trắc môi trường nước tại 4 huyện: Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi (Cà Mau) do Chi cục Nuôi trồng thủy sản vừa công bố cho thấy, các thông số về nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, độ pH đều đạt ngưỡng cho phép, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản mặn lợ, thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp.

Bàn về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lo ngại tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức và các chất cấm trong chăn nuôi sẽ phá vỡ ngành này trong thời gian tới.

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành, người nuôi cá ở ĐBSCL kéo dài lo lắng vì tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nên, việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu đã “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL, đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có 2.250 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó tôm sú là 1.700 cơ sở và tôm chân trắng và 550 cơ sở (chưa kể các cơ sở ương dưỡng tôm giống). Sản lượng giống sản xuất ước đạt 62 tỷ con giống, đạt 47,7% kế hoạch năm (trong đó tôm chân trắng 45 tỷ, tôm sú 17 tỷ con).