Ninh Thuận Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Đến Mục Tiêu Hoàn Thành Kế Hoạch Năm 2014
Trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), ngoài nghề nuôi tôm thương phẩm, tỉnh Ninh Thuận còn được biết đến với nghề sản xuất tôm giống và các hải đặc sản khác.
Theo Chi cục NTTS tỉnh, nhờ tập trung công tác chỉ đạo mùa vụ nuôi các đối tượng thủy sản hợp lý, qua hơn 6 tháng đầu năm đã cho thấy kết quả đạt được rất khả quan. Hầu hết các đối tượng nuôi nước ngọt, nước mặn và hải đặc sản đều sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất thu hoạch cao, trong đó nổi bật là nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống.
Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh cho biết: “Riêng lĩnh vực nuôi tôm thương phẩm đang chuyển biến theo xu hướng giảm tình hình dịch bệnh nhờ người nuôi đã có các biện pháp xử lý và đề phòng bệnh trên tôm nuôi một cách kịp thời”.
Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh ta đã vào vụ chính với diện tích thả nuôi khoảng 712 ha, bao gồm 672 ha tôm thẻ chân trắng và 40 ha tôm sú; nếu so với cùng kỳ năm 2013, diện tích thả nuôi đã vượt 4%. Đây được coi là tín hiệu dự báo bước phát triển mới của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay.
Qua thu hoạch một số diện tích tôm sú và 113 ha diện tích tôm thẻ, tính đến cuối tháng 6 toàn tỉnh ước đạt sản lượng 10 tấn tôm sú và khoảng 3.086 tấn tôm thẻ (riêng đối tượng này cho năng suất trung bình 16-18 tấn/ha, cá biệt có cơ sở đạt từ 25-30 tấn/ha).
Điều đáng chú ý trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng khi vào chính vụ năm nay là việc triển khai mới mô hình nuôi tôm Greenhouse, semi biofloc để khắc phục hội chứng tôm chết sớm (EMS), hiện đã nhân rộng hơn 24 ha tại vùng nuôi tôm trên cát Phước Dinh. Bên cạnh đó, theo hướng bền vững với môi trường, đang có 3 cơ sở áp dụng mô hình nuôi tôm VietGAP, trước mắt có 2 cơ sở được cấp giấy chứng nhận.
Anh Nguyễn Văn Vinh ở Từ Thiện (Phước Dinh, Thuận Nam) có 6 ha đìa nuôi cho biết: “Sau khi nuôi thử nghiệm mô hình hiệu quả, vụ này tôi đã dành 3 ha nuôi theo hướng VietGAP, tất cả ao nuôi của tôi đều có mái che bằng lưới lam và vách dừng xung quanh nên có thể ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập”.
Về sản xuất giống TS, là nơi tạo ra con giống chất lượng cao nhất nước, toàn tỉnh hiện có khoảng 500 cơ sở hoạt động sản xuất giống TS, riêng tôm giống có 430 cơ sở hoạt động (tính cả các công ty lớn), bao gồm: 200 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và 230 cơ sở sản xuất tôm sú giống.
Mặt nổi thứ nhất dễ nhận ra trong sản xuất tôm giống là sự gia tăng các công ty lớn, từ 90 công ty trong năm 2013, đến nay đã tăng lên 150 công ty, trong đó riêng vùng An Hải (Ninh Phước) có khoảng 80 công ty lớn. Theo Chi cục NTTS tỉnh, do nắm được tình hình chuyển đổi đối tượng nuôi tôm thương phẩm tại các tỉnh miền Nam, dự báo nhu cầu tôm sú giống sẽ tăng cao nên nhiều doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh sản xuất tôm giống đạt sản lượng 15,6 tỷ con (trong đó tôm thẻ giống là 12,4 tỷ con), đạt 78% kế hoạch năm và vượt 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói là riêng tôm sú giống đạt 3,2 tỷ con, vượt 44% kế hoạch năm và vượt 33% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên bên cạnh những chuyển biến tích cực của NTTS, vẫn còn mặt tồn tại như vấn đề ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi tập trung và một số khu vực sản xuất giống vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Vì vậy để khắc phục thực trạng trên, việc tổng kết và nhân rộng các mô hình nuôi tôm thành công, hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống kết nối vào hệ thống đường ống thoát nước thải đang là nhiệm vụ trọng tâm mà Chi cục NTTS tỉnh đẩy mạnh thực hiện từ nay đến cuối năm.
Dù chưa phải là phát triển bền vững, nhưng với diễn biến hiện nay của nghề nuôi tôm đã cho thấy tăng trưởng đáng kể của giá trị sản xuất TS. Ngoài trúng vụ, người nuôi tôm thương phẩm đang phấn khởi vì giá bán tôm cao. Từ kết quả đạt được 6 tháng đầu năm, có cơ sở để tin rằng ngành NTTS sẽ đạt hoặc vượt chỉ tiêu nuôi 8.250 tấn tôm thương phẩm và sản xuất 19,5 tỷ con tôm giống, hoàn thành kế hoạch năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến bước đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2014, huyện Thọ Xuân đã thực hiện rà soát và cho chuyển đổi 1.967 ha đất trồng lúa ở vùng khó tưới và đất mía vùng bãi kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị; trong đó, đất lúa ở vùng khó tưới được chuyển đổi là 938 ha, còn diện tích đất mía vùng bãi là 1.029 ha.
Chị Lệ cho biết, cơ duyên đến với mô hình nuôi rắn mối của chị rất tình cờ. Ban đầu, chị bắt rắn mối trong vườn nhà nuôi chơi và khá thích thú khi thấy rắn đẻ con. Sau đó, biết đây là món ăn đặc sản khá hút khách tại các quán nhậu, nhà hàng, chị Lệ mạnh dạn nghĩ đến đầu tư nuôi bài bản.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, từ đầu năm đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu trên 2,7 triệu tấn gạo chất lượng cao, chiếm 52% tổng lượng gạo đã xuất khẩu. So cùng kỳ năm 2013, lượng gạo xuất khẩu trên tăng 44%, góp phần đưa giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu toàn vùng từ đầu năm đến nay đạt 2,32 tỷ USD.
Thời điểm này, hàng ngàn hộ nông dân ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đang tất bật chuẩn bị xuống giống vụ hoa xuân để kịp bán vào dịp Tết Ất Mùi. Tuy nhiên, người trồng hoa đang “gánh” trên vai nhiều nỗi lo trong mùa hoa Tết sắp tới.
Thế nhưng, từ khoảng 2 tháng qua, tôm hùm trong những lồng nuôi của gia đình đang yên đang lành, chuẩn bị thu hoạch, không hiểu vì lý do gì bỗng dưng lăn ra chết. “Vụ tôm hùm năm nay, gia đình tôi thả 3.000 con trong 31 lồng nuôi. Lúc đầu, tôm chỉ chết lác đác vài con, gia đình mua nhiều loại thuốc về xử lý nhưng không đạt kết quả do không rõ nguyên nhân.