Triển Khai Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Heo Nái Sinh Sản Áp Dụng Quy Trình VietGAHP

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản áp dụng quy trình VietGAHP tại huyện Tháp Mười với số lượng 20 con, tổng kinh phí thực hiện trên 115 triệu đồng.
Trạm Khuyến nông Tháp Mười vừa tiến hành giao con giống nái hậu bị thực hiện mô hình nái sinh sản áp dụng quy trình VietGAHP cho 2 hộ chăn nuôi tại xã Mỹ Hòa và Phú Điền, huyện Tháp Mười (mỗi hộ 10 con nái).
Khi tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60% con giống, 30% thức ăn nái chửa, thức ăn heo con lứa 1 và 2; được tập huấn ghi quy trình chăn nuôi theo hướng VietGAHP.
Yêu cầu của mô hình là khu vực chăn nuôi phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, cách nhà tối thiểu 20m, nông dân tham gia phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm phòng các loại bệnh theo hướng dẫn của thú y, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn.
Sau lũ, người trồng dưa bãi bồi sông Trà lại bắt tay xuống giống vụ dưa mới với hy vọng gỡ lại những thiệt hại do trận lũ trái mùa gây ra. Tuy nhiên, nhiều mối lo về thời tiết bất thường, rủi ro của thị trường dưa hấu vẫn đang “ám ảnh” người trồng dưa.

Trong tuần qua, chuối đã được tiêu thụ mạnh trở lại trên địa bàn huyện này. Theo một số hộ trồng chuối ở huyện Tuy An (Phú Yên), toàn bộ chuối ở các xã An Xuân, An Lĩnh và An Thọ được tư thương về tận thôn, xóm thu mua, sau đó tập kết tại thị trấn Chí Thạnh để chuyển lên các xe container đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, mỗi ngày 60 tấn.

Đó là những cây nhãn trồng riêng lẻ trong vườn nhà dân không vì mục đích kinh doanh, chỉ lấy bóng mát. Ngành chuyên môn sẽ vận động, thuyết phục người dân đốn bỏ triệt để những cây nhãn này trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn năm nay.
Thời gian gần đây, mô hình trồng mận An Phước trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nhà vườn Lai Vung (Đồng Tháp). Với mô hình sản xuất này, trung bình 1.000m2 mỗi năm nhà vườn có thể lãi từ 60 - 70 triệu đồng.