Nhiều Lồng Cá Bè Nuôi Trên Sông Trà Chết Trắng

Gần 50 hộ dân nuôi cá bè trên sông Trà (thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đang lao đao vì cá trắm cỏ thả nuôi được vài tháng thì chết hàng loạt.
Ghi nhận của NDĐT sáng 27-3 tại hơn 75 bè nuôi cá trắm cỏ vừa được thả cho thấy, có hộ đã thả cá giống lần thứ ba nhưng cá vẫn chết.
“Tôi thả cá lần thứ ba rồi, nếu như mọi năm giờ này cá đang thời tăng trưởng. Nhưng nay chẳng hiểu sao cá chết mãi, thả xuống là chết. Có ngày lồng cá chết trắng hết cả”, anh Lê Thái Sơn, thôn Tây, xã Tịnh Sơn hoang mang.
Qua phỏng vấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tịnh Sơn Nguyễn Minh Tâm cho biết: “Địa phương đã xuống kiểm tra nhưng rất lúng túng khi thấy cá chết hàng loạt… Nguyên nhân chưa được xác định, nhưng có thể do nguồn nước thay đổi sau lụt, cộng với việc nước cạn, không có dòng chảy, cá trong bè còn nhỏ nên không thích ứng môi trường… Hội đã gửi báo cáo lên phòng nông nghiệp huyện để tiếp tục kiểm tra làm rõ nguyên nhân”.
Hiện nay Phòng Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh đã kiểm tra khu vực nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc và lấy mẫu nước gửi cơ quan chức năng tỉnh để xác định nguyên nhân gây nhiều lồng nuôi cá bị chết. Phòng đã khuyến cáo người dân dừng nuôi cá lồng trên sông Trà khi chưa xác định được nguyên nhân cá chết để tránh thiệt hại cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khuyến khích nông dân chuyển đổi hàng ngàn ha đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu nhằm hạn chế tình trạng khô hạn do thiếu nước tưới. Sau cây đậu phộng, cây bắp giống, đậu bắp giống và đậu xanh giống trồng thử nghiệm trên đất lúa gò cao đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thu nhập từ các cây trồng mới chịu hạn này cao gấp 1,5 đến 2 lần so cây lúa trước đây.

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.