Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá lồng, hướng đi mới cho nông dân Duy Ninh (Quảng Bình)

Nuôi cá lồng, hướng đi mới cho nông dân Duy Ninh (Quảng Bình)
Ngày đăng: 29/06/2015

Con sông Kiến Giang chảy qua xã Duy Ninh quanh năm nước chảy hiền hòa. Dòng nước trong xanh mát lành là điều kiện để nhiều loại thủy hải sản sinh sống và phát triển. Bởi vậy từ bao đời nay, nhiều thế hệ người dân Duy Ninh sống dựa vào nguồn lợi thủy sản đánh bắt trên sông. Tuy nhiên, những sản vật tự nhiên rồi cũng dần dần giảm xuống. Thế rồi, hai nông dân là ông Phạm Văn Xê và ông Hoàng Văn Thuật (ở thôn Phú Ninh) đã nảy ra sáng kiến nuôi cá lồng trên sông.

“Đánh bắt cá tự nhiên nhiều năm rồi cũng sẽ ít dần, không có nhiều cá lớn nữa. Vậy tại sao mình không tự nuôi cá để làm kinh tế để tạo ra nguồn lợi nhuận cho bản thân mình".-ông Phạm Văn Xê chia sẻ.

Nghĩ là làm, ông Xê bắt đầu khăn gói đi tìm những mô hình nuôi cá lồng có hiệu quả ở các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm. Đến đầu năm 2013, ông tự mình mua lưới, chặt từng thân tre ghép thành lồng cá. Lúc đầu, nhiều người dân trong thôn cho rằng ông Xê có “khùng” mới đem tiền đổ tiền xuống sông. Không nản chí, ông vẫn tin tưởng mình sẽ thành công, ban đầu ông chỉ thả nuôi 100 con cá trắm để thử nghiệm nhưng cá không thích nghi được với nguồn nước lợ nên chết nhiều.

Ông tiếp tục đầu tư chuyển sang nuôi cá chẽm, một loại cá dễ nuôi nhưng mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao do cá thích nghi được với điều kiện môi trường nước lợ. Vụ đầu thu hoạch, mặc dù chỉ nuôi cầm chừng nhưng tính ra cũng mang lại lợi nhuận hơn hẳn trồng lúa. Sau vụ nuôi đầu tiên, gia đình ông Xê đã đầu tư nuôi cá lồng với số lượng lớn với nhiều loại cá khác nhau như: cá chẽm, cá dìa, cá hồng Nam Mỹ.

Thấy ông Xê bắt đầu “ăn nên làm ra”, nhiều người dân thôn Phú Ninh vay vốn đầu tư nuôi cá lồng. Đến nay, từ mô hình nuôi cá lồng đầu tiên ở thôn Phú Ninh, nhiều thôn khác như thôn Phú Vinh, thôn Hiển Lộc cũng đã có rất nhiều hộ nuôi cá.

Nghề nuôi cá lồng trên sông Kiến Giang khá mới mẻ đã được chính quyền xã Duy Ninh và UBND huyện biết đến, tạo điều kiện hỗ trợ bà con nông dân về con giống, kỹ thuật. Chính quyền xã đã liên hệ cử cán bộ khuyến ngư về tận địa phương giúp đỡ bà con kỹ thuật nuôi cá.

Mới chỉ bắt tay vào nuôi cá lồng từ đầu năm nay, nhưng gia đình anh Phạm Văn Cường (trú thôn Phú Vinh) đã mạnh dạn đầu tư hai lồng nuôi với hơn 700 con giống cá chẽm. Đến nay sau hơn ba tháng nuôi, cá phát triển rất tốt và dự kiến tháng 9 năm nay sẽ bắt đầu cho thu hoạch trước mùa lũ về.

Anh Cường cho biết, “Giống cá chẽm này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Đây là loài cá rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là các loại cá tươi từ biển, cá này ít bệnh tật, khả năng thích nghi tốt. Khi cá đạt trọng lượng khoảng 1 - 1,2kg là có thể thu hoạch. Giá thành cá chẽm vào khoảng 100 - 150 ngàn đồng/1kg”.

Mô hình nuôi cá lồng ở xã Duy Ninh đang có những chuyển biến tích cực trong việc cơ cấu lại sản xuất của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người đầu tư nuôi cá. Hiện cả xã Duy Ninh đã có 3 thôn tổ chức nuôi cá lồng và có 2 thôn đã thành lập được tổ hợp nuôi trồng thủy sản, gồm tổ hợp nuôi trồng thủy sản Vinh Nhất (thôn Phú Vinh) với 16 hộ nuôi, tổ hợp nuôi trồng thủy sản Phú Nhuận (thôn Phú Ninh) với 8 hộ nuôi và thôn Hiển Vinh với 2 hộ nuôi.

Ông Nguyễn Mậu Tiễn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Duy Ninh cho biết: “Sau khi biết đến mô hình nuôi cá lồng của hai nông dân thôn Phú Ninh, xã đã khuyến khích và tích cực quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt. Xã đã tổ chức một đoàn công tác ra huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tham quan, học hỏi mô hình nuôi cá lồng của họ. Sau đó hỗ trợ cho các hộ nuôi cá 50% giá trị con giống, liên hệ với trung tâm khuyến ngư cử cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi”.

Với nghề nuôi cá lồng mới mẻ này, người dân Duy Ninh đang hy vọng sẽ tạo thêm một hướng đi mới để có thêm nguồn thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương. Tuy nhiên, các hộ nuôi ở Duy Ninh vẫn đang gặp không ít khó khăn cần sự giúp đỡ của địa phương và các ngành chức năng.

Theo như ông Xê, khó khăn lớn nhất của bà con hiện nay là tìm đầu ra cho sản phẩm. Nếu nuôi ở số lượng ít thì có thể bán lẻ ở các nhà hàng và chợ lân cận nhưng nếu nuôi nhiều, đặc biệt vào mùa thu hoạch rộ mà không tìm được đầu ra sẽ rất khó khăn cho bà con trong khâu thu hồi vốn, tái sản xuất...


Có thể bạn quan tâm

Nuôi thỏ lãi 30 triệu đồng mỗi tháng Nuôi thỏ lãi 30 triệu đồng mỗi tháng

Sau 12 tháng khởi nghiệp với nghề nuôi thỏ, anh Hòa đã có thu nhập ổn định từ việc bán thỏ giống và thỏ thịt, mức lãi bình quân mỗi tháng 30 triệu đồng, vị chi thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

25/08/2016
Cho mía sống chung với cao su Cho mía sống chung với cao su

Để ổn định sản xuất, nhiều công ty mía đường đang nỗ lực tìm con đường riêng để chủ động vùng nguyên liệu. Khi giá mủ cao su xuống thấp, mô hình thí điểm xen canh mía với cao su là một trong những giải pháp được lựa chọn.

26/08/2016
Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển

Nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từ nguồn vốn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Singapore, nguồn vốn 30a và sự đóng góp của một số cá nhân với tổng số tiền 2 tỷ đồng, năm 2014, huyện Mường Ảng (Điện Biên) đã mua 145 con bò sinh sản hỗ trợ cho 145 hộ nghèo của 2 xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa.

31/08/2016
Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

01/10/2016
Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền

Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...

12/10/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.