Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Lúa Hè Thu

Đến thời điểm này, lúa hè thu trà đầu trên địa bàn huyện Núi Thành đang giai đoạn trổ - chắc xanh, lúa sạ muộn đang giai đoạn làm đòng. Tuy nhiên, thời tiết nắng mưa xen kẽ những ngày qua làm cho rầy nâu, rầy lưng trắng và bệnh khô vằn phát sinh gây hại lúa trên diện rộng và gây hại cục bộ ở một số nơi, mật độ bình quân từ 300-500 con/m2, có nơi cao lên đến 2.000 con/m2. Bệnh khô vằn đang gây hại một số vùng lúa, tỷ lệ hại từ 3 - 5%, nơi cao từ 10 - 30%.
Trước tình hình trên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cuối vụ hè thu. Theo đó, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, nông dân cần thường xuyên thăm đồng vạch gốc lúa và quan sát kỹ trên từng đám ruộng.
Khi phát hiện mật độ rầy trên 750 con/m2 (tức khoảng 2 con/dảnh) thì sử dụng thuốc Actara 25 Wp, Padan 95 Sp và một số thuốc đặc hiệu khác để phun trừ.
Ông Võ Duy Anh – Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Thăng Bình cho biết, toàn huyện có khoảng 180ha lúa hè thu bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại, tập trung ở các xã Bình Định Bắc (30ha), Bình Quý (20ha), Bình Tú (20ha), thị trấn Hà Lam (20ha), các xã còn lại bị nhiễm 5 - 10ha. Nguyên nhân sâu cuốn lá gây hại ra diện rộng là các địa phương không tập trung hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh cho nông dân, một số nơi nông dân phun thuốc không đúng liều lượng ghi trên nhãn thuốc…
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 18/34 xã, phường, thị trấn thực hiện khai báo thả giống và thiệt hại trong nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC).

Năm 2013, thời tiết diễn biến phức tạp, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn không thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản. Tháng 4 và 5-2013 tại vùng nuôi tôm thẻ chân trắng có hiện tượng tôm chết. Trong tháng 6-2013, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 có gần 100ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị chết do sốc môi trường.

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.