Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Lúa Hè Thu

Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Lúa Hè Thu
Publish date: Saturday. August 17th, 2013

Đến thời điểm này, lúa hè thu trà đầu trên địa bàn huyện Núi Thành đang giai đoạn trổ - chắc xanh, lúa sạ muộn đang giai đoạn làm đòng. Tuy nhiên, thời tiết nắng mưa xen kẽ những ngày qua làm cho rầy nâu, rầy lưng trắng và bệnh khô vằn phát sinh gây hại lúa trên diện rộng và gây hại cục bộ ở một số nơi, mật độ bình quân từ 300-500 con/m2, có nơi cao lên đến 2.000 con/m2. Bệnh khô vằn đang gây hại một số vùng lúa, tỷ lệ hại từ 3 - 5%, nơi cao từ 10 - 30%.

Trước tình hình trên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cuối vụ hè thu. Theo đó, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, nông dân cần thường xuyên thăm đồng vạch gốc lúa và quan sát kỹ trên từng đám ruộng.

Khi phát hiện mật độ rầy trên 750 con/m2 (tức khoảng 2 con/dảnh) thì sử dụng thuốc Actara 25 Wp, Padan 95 Sp và một số thuốc đặc hiệu khác để phun trừ.

Ông Võ Duy Anh – Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Thăng Bình cho biết, toàn huyện có khoảng 180ha lúa hè thu bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại, tập trung ở các xã Bình Định Bắc (30ha), Bình Quý (20ha), Bình Tú (20ha), thị trấn Hà Lam (20ha), các xã còn lại bị nhiễm 5 - 10ha. Nguyên nhân sâu cuốn lá gây hại ra diện rộng là các địa phương không tập trung hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh cho nông dân, một số nơi nông dân phun thuốc không đúng liều lượng ghi trên nhãn thuốc…


Related news

Heo Hơi Tăng Giá, Người Nuôi Có Lợi Nhuận Hơn 1 Triệu Đồng/con Heo Hơi Tăng Giá, Người Nuôi Có Lợi Nhuận Hơn 1 Triệu Đồng/con

Thống kê của Trạm Thú y huyện, tổng đàn heo hiện có của huyện gần 14.000 con. Nhiều hộ nuôi heo cho biết, thời gian này rất thích hợp cho việc tái đàn để phục vụ thị trường sắp tới. Tuy nhiên, số lượng con giống ở địa phương đang khan hiếm và dự báo sẽ tăng giá, người nuôi sẽ đầu tư chi phí cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận khi xuất chuồng.

Thursday. June 12th, 2014
Nông Dân Trồng Cỏ Voi Làm Thức Ăn Cho Gia Súc Mùa Hạn Nông Dân Trồng Cỏ Voi Làm Thức Ăn Cho Gia Súc Mùa Hạn

Thời tiết khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi trên diện rộng. Trước thực trạng đó, nông dân địa phương đã có nhiều phương án nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trong sản xuất, như: chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây hoa màu, đậu các loại; chủ động di chuyển đàn gia súc từ vùng cao xuống đồng bằng, nhằm tận dụng nguồn nước và các loại phụ phẩm nông nghiệp.

Thursday. June 12th, 2014
Hà Nam Sẽ Tiếp Tục Phát Triển, Nhân Rộng Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Cà Chua Bi Hà Nam Sẽ Tiếp Tục Phát Triển, Nhân Rộng Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Cà Chua Bi

Mô hình liên kết sản xuất cà chua bi được triển khai thực hiện vào vụ Đông năm 2013 tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Đây là địa phương đầu tiên được UBND tỉnh chọn xây dựng thí điểm mô hình liên kết sản xuất cà chua bi, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chế biến nông sản Hội Vũ cung ứng và bao tiêu sản phẩm.

Thursday. June 12th, 2014
Người Trồng Cao Su Tìm Cách Vượt Khó Người Trồng Cao Su Tìm Cách Vượt Khó

Mùa khai thác mới đã bắt đầu với những người trồng CS. Tuy nhiên, năm nay họ bước vào mùa cạo mới với nhiều lo toan về giá cả, thị trường tiêu thụ...

Thursday. June 12th, 2014
Cây Bơ Booth 7 Ở Đức Mạnh (Đắk Nông) Cây Bơ Booth 7 Ở Đức Mạnh (Đắk Nông)

Nếu như nhiều hộ dân khác thường có tâm lý coi cây bơ là cây trồng phụ xen trong vườn, rẫy thì chị Nguyễn Thị Mộng Vân ở thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh (Đắk Mil - Đắk Nông) lại có cái nhìn khác.

Thursday. June 12th, 2014