Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Giải Pháp Thực Hiện Tái Cơ Cấu Ngành Hàng Cá Tra Của Tỉnh Đồng Tháp

Nhiều Giải Pháp Thực Hiện Tái Cơ Cấu Ngành Hàng Cá Tra Của Tỉnh Đồng Tháp
Ngày đăng: 03/06/2014

Chiều ngày 30/5, đồng chí Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Đồng Tháp về tình hình triển khai, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp (NN); tái cơ cấu ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đoàn Quốc Cường; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tiếp đoàn.

Hiện, UBND tỉnh đã phối hợp xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành NN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; tổ chức 5 hội thảo tham vấn 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh và 2 buổi triển khai nội dung Đề án. Nhiều giải pháp thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN đã được đưa ra như đổi mới công tác phát triển thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại; phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất…

Sản xuất ngành hàng cá tra đang là thế mạnh của tỉnh, là một trong năm ngành hàng chủ lực được chọn triển khai thực hiện theo Đề án Tái cơ cấu ngành NN. Đến tháng 5/2014, diện tích nuôi cá tra là 1.320ha; sản lượng đã thu hoạch gần 133.000 tấn.

Trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra gần 163,6 triệu USD. Để thực hiện tái cơ cấu ngành hàng cá tra, tỉnh đã có nhiều giải pháp: Rà soát, quản lý quy hoạch vùng sản xuất giống, vùng nuôi cá tra thương phẩm; vận động thành lập mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; triển khai thực hiện VietGAP trong sản xuất…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân lưu ý tỉnh thực hiện liên kết trong lĩnh vực NN vùng Tây Nam Bộ; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong đó có ngành hàng cá tra; phải làm sao khắc phục được tình trạng “cung vượt cầu”, có sự liên kết giữa các tỉnh và nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra.

Trước đó, đồng chí Lê Vĩnh Tân cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá. Tại đây, lãnh đạo các công ty đã báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị; có nhiều ý kiến, đề xuất xoay quanh Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (sẽ có hiệu lực từ ngày 20/6).


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nghề "Săn" Tôm Nhí

Nghề đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) từ lâu nay được biết đến là một trong những nghề có thu nhập "khủng" của ngư dân vùng biển. Song, để có nguồn thu nhập đó là điều không đơn giản. Có đi, nghe và thấy mới hiểu được những những khó khăn của ngư dân trong những đêm trắng mưu sinh trên biển "săn lộc trời"!

28/01/2015
Bước Ngoặt Thủy Sản Ở Bình Thuận Bước Ngoặt Thủy Sản Ở Bình Thuận

Sự chuyển biến đó là kết quả thực hiện các quyết định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích ngư dân khai thác hải sản vùng biển xa, và hiện nay là triển khai Nghị định 67 về phát triển thủy sản nhằm thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống ngư dân gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo. Là kết quả khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên để nuôi trồng và sản xuất tôm giống, cá nước ngọt, cá lồng bè trên biển.

28/01/2015
Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Mô Hình VietGAP Ở Móng Cái (Quảng Ninh) Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Mô Hình VietGAP Ở Móng Cái (Quảng Ninh)

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả và lợi ích lâu dài, năm 2013 - 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện nuôi tôm chân trắng theo mô hình VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm của thành phố.

28/01/2015
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Nguyên Đạt 7.778 Tấn Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Nguyên Đạt 7.778 Tấn

Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…

28/01/2015
Huyện Nông Cống (Thanh Hóa) Có Hơn 200 Hộ Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Huyện Nông Cống (Thanh Hóa) Có Hơn 200 Hộ Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.

28/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.