Nhiều Giải Pháp Thực Hiện Tái Cơ Cấu Ngành Hàng Cá Tra Của Tỉnh Đồng Tháp

Chiều ngày 30/5, đồng chí Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Đồng Tháp về tình hình triển khai, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp (NN); tái cơ cấu ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đoàn Quốc Cường; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tiếp đoàn.
Hiện, UBND tỉnh đã phối hợp xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành NN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; tổ chức 5 hội thảo tham vấn 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh và 2 buổi triển khai nội dung Đề án. Nhiều giải pháp thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN đã được đưa ra như đổi mới công tác phát triển thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại; phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất…
Sản xuất ngành hàng cá tra đang là thế mạnh của tỉnh, là một trong năm ngành hàng chủ lực được chọn triển khai thực hiện theo Đề án Tái cơ cấu ngành NN. Đến tháng 5/2014, diện tích nuôi cá tra là 1.320ha; sản lượng đã thu hoạch gần 133.000 tấn.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra gần 163,6 triệu USD. Để thực hiện tái cơ cấu ngành hàng cá tra, tỉnh đã có nhiều giải pháp: Rà soát, quản lý quy hoạch vùng sản xuất giống, vùng nuôi cá tra thương phẩm; vận động thành lập mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; triển khai thực hiện VietGAP trong sản xuất…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân lưu ý tỉnh thực hiện liên kết trong lĩnh vực NN vùng Tây Nam Bộ; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong đó có ngành hàng cá tra; phải làm sao khắc phục được tình trạng “cung vượt cầu”, có sự liên kết giữa các tỉnh và nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra.
Trước đó, đồng chí Lê Vĩnh Tân cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá. Tại đây, lãnh đạo các công ty đã báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị; có nhiều ý kiến, đề xuất xoay quanh Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (sẽ có hiệu lực từ ngày 20/6).
Related news

Biện pháp khắc phục: Mở nylon che úm vào ban ngày có thời tiết ấm. Khẩn trương chuyển ngay ô mạ đó ra giữa ruộng định cấy. Tạo nền bùn mới rồi nhấc cả ô mạ đó đặt vào, quây úm nylon và điều chỉnh nhiệt như ban đầu. Dùng chế phẩm siêu ra rễ (HPC - 97R) loại 15 gr pha ở tỷ lệ 1/2 gói với 6 lít nước, phun đẫm đều cho 50 m2 mạ; phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 1 - 2 ngày.

Như vậy so với đầu vụ năm 2014, giá điều hiện cao hơn 7 ngàn đồng/kg. Cũng theo ông Chinh, mặc dù có nhuận một tháng, nhưng vụ điều năm nay vẫn trễ và kéo dài hơn so với các năm trước do thời tiết lạnh khiến cây điều trổ bông muộn. Đến nay mới một số ít vườn điều có trái chín ít, phần lớn các vườn đang trong giai đoạn trổ bông.

Đến thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xuống giống được hơn 10.000ha mía của niên vụ 2015 - 2016, trong đó, huyện Phụng Hiệp (địa phương có diện tích mía lớn nhất tỉnh) đã xuống giống được hơn 7.200ha, diện tích còn lại được phân bổ ở thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện mía trong giai đoạn từ mới trồng đến gần 3 tháng tuổi và đang phát triển tốt.

Song năm nay tình hình hoàn toàn trái ngược. Tại thôn Lạc Hòa của xã Ninh An, nhiều ruộng ớt cây lên rất tốt nhưng đến kỳ thu hoạch thì tự nhiên lá bị cháy và trái bị thối đồng loạt. Ngoài ra, không ít ruộng ớt lại mắc phải bệnh xoắn lá, khiến cây ớt không ra hoa được.

Thôn Quật Xá (xã Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị) là vùng đất thuần nông, người dân quanh năm chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, lạc và sắn. Trong câu chuyện làm ăn của những người dân địa phương, mọi người thường nhắc đến một cô gái trẻ tên là Hải Đường đang ngày đêm miệt mài phát triển mô hình trồng nấm sò.