Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diệt Sâu Hồng Không Cần Bao Trái

Diệt Sâu Hồng Không Cần Bao Trái
Ngày đăng: 21/02/2014

Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).

Ông Hồng Vân vừa thu hoạch bưởi, “Năm vừa qua, gia đình tôi thu nhập từ bưởi da xanh, cam sành, quýt và chanh khoảng 150 triệu đồng. Tôi có 7 công đất. Năm 2013, tôi cho bưởi ra trái rải vụ được 4,5 tấn, cam sành gần 3 tấn, quýt khoảng 0,6 tấn và chanh gần 2 tấn”.

Theo ông Hồng Vân, để thu hoạch được 4,5 tấn bưởi da xanh, ông áp dụng biện pháp xịt nước trực tiếp lên trái bưởi. Cách 2-3 ngày xịt nước với công suất mạnh lên trái bưởi. Biện pháp này do ông nghĩ ra để làm trôi trứng bướm sâu hồng đang bám trên trái bưởi. Nếu cần, nông dân dùng máy bơm rửa xe honda để xịt trực tiếp lên trái bưởi. Nước bắn với lực mạnh sẽ làm trứng sâu hồng trôi hết. Trong vườn bưởi nên nuôi kiến vàng để chúng góp phần diệt trứng của sâu hồng.

Ở các vườn bưởi trong toàn tỉnh, hiện nay hầu hết nhà vườn phòng tránh sâu hồng bằng cách bao trái. Ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Hòa nói: “Bao trái thì da trái bưởi không đẹp. Tôi thấy biện pháp xịt nước mà ông Hồng Vân áp dụng để bắn trứng sâu hồng là rất hiệu quả.

Nhờ đó mà gần 7 công đất trồng bưởi da xanh của ông Hồng Vân luôn đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình diệt sâu hồng kiểu này nên nhân rộng ra các vườn bưởi không chỉ ở Giồng Trôm. Ngoài ra, nên kết hợp nuôi gà thả vườn để gà ăn trứng sâu hồng khi bị nước bắn rớt xuống đất”.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Nhờ Trồng Keo Lá Tràm Tỷ Phú Nhờ Trồng Keo Lá Tràm

Việc phát triển mạnh cây keo lá tràm góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Thạnh Phú (xã Đại Chánh, Đại Lộc), tạo điều kiện để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.

28/07/2013
Thu Mua Hạt Điều Cho Nông Dân Xã Cát Lâm Với Giá Cao Thu Mua Hạt Điều Cho Nông Dân Xã Cát Lâm Với Giá Cao

Từ cuối tháng 3 đến nay, Doanh nghiệp tư nhân Đức Mai (huyện Tây Sơn - Bình Định) - đơn vị tham gia liên minh sản xuất và chế biến hạt điều thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh - đã đến xã Cát Lâm tổ chức thu mua hạt điều của 57 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Lâm, xã Cát Lâm (Phù Cát) cùng tham gia liên minh với giá 18.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường tại thời điểm 500 đồng/kg.

06/06/2013
Mô Hình Kinh Tế Mới Mang Lại Hiệu Quả Cao Mô Hình Kinh Tế Mới Mang Lại Hiệu Quả Cao

Anh Võ Thiếu Sơn, ở ấp Bà Tiên 2, xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông - Tiền Giang) có 2 công đất đầm nuôi tôm nằm cặp theo sông Cửa Trung. Sau những vụ nuôi tôm không hiệu quả, anh Sơn quyết định chuyển sang thử nghiệm nuôi cá rô phi thương phẩm, ổn định cuộc sống.

30/10/2012
Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Mô Hình Mang Lại Hiệu Quả Cao Ở Đông Thới (Cà Mau) Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Mô Hình Mang Lại Hiệu Quả Cao Ở Đông Thới (Cà Mau)

Do trong quá trình nuôi ít tốn kém nên con sò huyết hiện nay đang được nhiều người dân xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), đầu tư phát triển.

13/05/2013
Xuất Hiện Một Số Đối Tượng Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa Xuất Hiện Một Số Đối Tượng Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Hiện nay toàn tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 33.000ha lúa mùa, do ảnh hưởng thời tiết vụ mùa thường là vụ sâu bệnh phát sinh và gây hại mạnh trên cây lúa. Để nắm tình hình sâu bệnh gây hại, chỉ đạo phòng trừ kịp thời, từ ngày 8 đến 11-7, Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức tổng điều tra đánh giá nguồn sâu bệnh đầu vụ mùa trên địa bàn toàn tỉnh.

28/07/2013