Nông Dân Xuống Đồng Sản Xuất Đầu Năm Mới
Tuy không khí ngày xuân đang tràn ngập ở các địa phương trong tỉnh nhưng để đảm bảo tiến độ thời vụ, ngay trong những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ, nông dân xã Hùng Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã tiếp tục xuống đồng chăm sóc cây lúa và hoa màu.
Theo kế hoạch sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2014-2015, xã Hùng Sơn xuống giống 435 ha lúa, trồng 92 ha lạc, 11 ha ngô 34 ha khoai lang, 12 ha đậu và 27 ha rau màu các loại.
Ông Cao Đình Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn cho biết: “ Do đặc thù của thời tiết phải chịu nắng nóng của gió Lào, nên trước tết Nguyên Đán, chúng tôi đã tăng cường lưu ý bà con nông dân tích cực tranh thủ thời gian để làm đất, xuống giống, kiểm tra tình hình nước tưới và sâu bệnh. Đồng thời, đảm bảo nguồn giống, hỗ trợ thủy lợi, máy móc để giúp nông dân hoàn thành đúng khung lịch thời vụ của vụ đông xuân”.
Thực hiện theo đúng lịch thời vụ, cộng với thời tiết năm nay nắng ấm thuận lợi cho bà con xuống đồng ngay từ ngày mồng 4 tết.
Bà Nguyễn Thị Thủy, xóm Thái đã bắt đầu xuống đồng tiếp tục cấy những cây mạ giống muộn đầu năm bà mong ước: “Thời tiết năm nay nắng ấm, thuận lợi cho nông dân, cầu mong cho mùa màng được bội thu”.
Trong niên vụ 2013, năng suất lúa bình quân ở xã Hùng Sơn đạt 41 tạ/ha, tổng sản lượng 1.179 tấn.
Các loại cây trồng khác cũng cho năng suất cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Chính vì thế, ngay trong đầu vụ Đông - Xuân 2014 – 2015 bà con nông dân xã Hùng Sơn đã tích cực ra đồng sản xuất sớm, quyết tâm hoàn thành kế hoạch đề ra, với mong ước đem lại vụ mùa đạt năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm
Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.
Dồn điền, đổi thửa và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng là những bước để tích tụ ruộng đất nhằm sản xuất hàng hóa. cấy vụ xuân năm nay, nhiều địa phương như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An)… đã tiến hành trình diễn và ứng dụng máy cấy 4 hàng, 6 hàng. Đây là một bước tiến trong giải phóng sức lao động cho nông dân. Tuy nhiên, khâu làm mạ cho máy cấy là một công đoạn đang gặp những khó khăn nhất định.
Sáng ngày 25-2, tàu cá HT 20579 TS, công suất 90CV của ngư dân Nguyễn Hoài Minh (42 tuổi, ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vừa ra khơi đã bất ngờ trúng đậm mẻ cá biển lớn, bán với giá gần 400 triệu đồng.
Vừa cho con tàu chở nặng cá cập bờ, ngư dân Nguyễn Văn Tri; chủ tàu cá QNg 96434 TS, ở thôn Tây xã An Vĩnh, nở nụ cười mãn nguyện, bởi đêm đầu năm vươn khơi bám biển tàu của ông đã khai thác được trên 5 tấn cá nục điếu. Với giá 25.000 đồng/kg, trừ chi phí chuyến biển đầu xuân mới, tàu của ông còn lãi trên 80 triệu đồng.
Đội thuyền của anh Nguyễn Thành (thôn An Lộc, xã Quảng Công) ra khơi từ ngày mùng 4 Tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 1 tạ cá. Không riêng gì thuyền của anh Thành mà tất cả các ghe thuyền của ngư dân xã Quảng Công đều có “Lộc trời”.